Hãy là người đầu tiên thích bài này
Nhà thầu các công trình biểu tượng Việt Nam với doanh thu hàng nghìn tỷ mỗi năm: Cổ phiếu cất cánh tăng 30% sau 2 ngày

Hàng năm, nhờ vào việc là một trong những tổng thầu cho một loạt công trình lớn tại Việt Nam, nhà thầu này vẫn đều đặn mang về hàng nghìn tỷ đồng doanh thu và hàng trăm tỷ lợi nhuận mỗi năm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/6, cổ phiếu SJG của tổng công ty Sông Đà bất ngờ tăng kịch trần 15% lên mức giá 17.700 đồng/cp. Đây cũng là phiên tăng trần thứ hai liên tiếp của cổ phiếu này, tương ứng mức tăng 31%. Tuy nhiên, thanh khoản ở mức thấp chỉ vài nghìn đến vài chục nghìn đơn vị mỗi phiên. 

Tổng công ty Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước do Tổng công ty đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu 448,5 triệu cổ phiếu SJG, tương đương 99,79% vốn. 

Sông Đà có một đặc điểm chung với những "siêu cổ phiếu" năng nóng trong thời gian gần đây như VGI của Viettel Global, ACV của ACV, MVN của VIMC hay GVR của tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam... là số lượng cổ phiếu phần lớn nằm trong tay các cơ quan Nhà nước. Vì vậy, lượng cổ phiếu tự do trên thị trường là khá thấp. 

Tổng công ty Sông Đà tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1961. Ngày 26/3/2018, Tổng công ty Sông Đà đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần đầu chính thức chuyển đổi từ mô hình Tổng công ty nhà nước sang mô hình Tổng công ty cổ phần.

Tổng công ty Sông Đà là nhà thầu chính của hầu hết các dự án thủy điện tại Việt Nam, như Thủy điện Sơn La (2.400MW) – dự án thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, thủy điện Hòa Bình (1.920MW) – dự án nhà máy thủy điện ngầm của Việt Nam, thủy điện Lai Châu (1.200MW), Thủy điện Huội Quảng (520MW)… và là nhà thầu EPC của một số dự án khác như Tuyên Quang (324MW), Sesan 3 (260 MW)…

Theo giới thiệu, Sông Đà chiếm tới 85% thị phần trong nước về xây dựng thủy điện, trở thành nhà thầu lớn nhất trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Tổng công ty Sông Đà cũng mở rộng hoạt động của mình sang Lào với các dự án thủy điện Xekaman 1 (322MW) bao gồm thủy điện Xekaman Sanxay, Xekaman 3 (250MW), Xekaman 4, Tanahu (Nepal) ...

Ngoài ra, Sông Đà cũng là một trong các nhà thầu lớn của Việt Nam trong thi công công trình ngầm, công trình giao thông, đã thực hiện hơn hàng trăm km đường hầm, đặc biệt là hầm Hải Vân với phương pháp thi công NATM...

Các dự án giao thông khác như đường cao tốc Láng Hòa Lạc, đường quốc lộ 1A, đường quốc lộ 10, đường quốc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ Hải Vân, Hầm đường bộ đèo Ngang, hầm đường bộ qua đèo Cả…, thi công đường sắt cao tốc trên cao tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh…

Bên cạnh đó Tổng công ty cũng thực hiện thành công nhiều dự án công nghiệp như nhà máy Xi măng Hạ Long, Xi Măng Bút Sơn (1,4 triệu tấn/ năm), Nhà máy giấy Bãi Bằng (55.000 tấn/năm), Nhà máy dệt Minh Phương (55 triệu m/năm) …

Hàng năm, nhờ vào việc là một trong những tổng thầu cho một loạt công trình lớn tại Việt Nam, tổng công ty Sông Đà vẫn đề đặn mang về hàng nghìn tỷ đồng doanh thu và hàng trăm tỷ lợi nhuận mỗi năm. 

Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của tổng công ty Sông Đà đạt mức 22.275 tỷ đồng, giảm gần 1.000 tỷ sau một năm. Nợ phải trả ở mức 13.696 tỷ đồng, trong đó có nợ vay tài chính là 7.350 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 9.029 tỷ đồng trong đó có 1.545 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối. 

Trọng Hiếu

Link gốc 

Bình luận (2)

Dụ khách hàng vào mua xong up sọt
21:16
hoi nguyen do làm gì có hàng rơi vãi
22:59

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long