Hãy là người đầu tiên thích bài này
Kết quả kinh doanh quý 2/2024: 13 doanh nghiệp đầu tiên công bố lợi nhuận, giảm 10,3% so với cùng kỳ

Tổng lợi nhuận sau thuế Q2/2024 của 13 doanh nghiệp này giảm 10,4% so với cùng kỳ 2023, do kết quả kinh doanh kém tích cực của ACV (Cảng hàng không) và OIL (Xăng dầu).

13 doanh nghiệp công bố, ước tính kết quả kinh doanh.

Mùa báo cáo tài chính quý 2/2024 đã bắt đầu với 13 doanh nghiệp đưa ra ước tính kết quả kinh doanh hoặc công bố báo cáo tài chính cho cùng quý, trong đó: Tổng lợi nhuận sau thuế Q2/2024 của 13 doanh nghiệp này giảm 10,4% so với cùng kỳ 2023, do kết quả kinh doanh kém tích cực của ACV (Cảng hàng không) và OIL (Xăng dầu).

Trước đó, SSI ước tính lợi nhuận trước thuế quý 2 của ACV ước đạt 2.354 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng đầu năm nay, ACV ghi nhận tổng doanh thu hơn 11.000 tỷ đồng, tăng 21,7% lợi nhuận trước thuế ước đạt 5.983 tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ.

Ngược lại, nhóm có tăng trưởng lợi nhuận mạnh so với cùng kỳ bao gồm Chứng khoán (MBS), Phân bón (DDV, BFC), Hóa chất (CSV), Lốp xe (CSM) và Thủy sản (ANV). Đây cũng là các nhóm được dự báo có kết quả kinh doanh tích cực trong quý 2 vừa qua.

MBS là công ty chứng khoán đầu tiên công bố báo cáo tài chính Q2/2024, với lợi nhuận sau thuế đạt 217 tỷ đồng duy trì mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023 tăng 75,4% và so với quý 1/2024 (+18,7%). Động lực chính cho tăng trưởng này đến từ hoạt động cho vay margin chủ yếu nhờ mở rộng quy mô dư nợ margin trong khi mảng Tự doanh có lợi nhuận tăng thấp và Môi giới ghi nhận sụt giảm tương đối.

Vinachem (DDV) doanh thu 6 tháng đầu năm ước đạt hơn 31,3 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18%, thực hiện được 55% kế hoạch năm; lãi cộng hợp ước đạt 815 tỷ đồng.

Hóa chất Cơ bản miền Nam (CSV) cũng ước tính 6 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt lần lượt 832 tỷ đồng và 159 tỷ đồng. Tính ra trong quý 2/2024, công ty mang về 481 tỷ đồng doanh thu và 92 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; lần lượt tăng 34% và 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2024, CSV đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 1.640 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 261 tỷ đồng; lần lượt tăng 3% và 13% so với kết quả năm 2023. Như vậy sau 6 tháng, công ty đã hoàn thành 61% kế hoạch lợi nhuận năm.

Ở nhóm xây dựng, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP HCM (mã CII) là doanh nghiệp đầu tiên công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với lãi sau thuế 129 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ. Theo lý giải của CII, việc tăng lợi nhuận ròng từ hoạt động của BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã giúp biên lợi nhuận gộp của công ty cải thiện. CTCP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận trở thành công ty con của CII từ quý 4/2023.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, CII ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.577 tỷ đồng và lãi sau thuế 452 tỷ đồng, giảm nhẹ ở chỉ tiêu doanh thu nhưng lợi nhuận tăng gấp 3,8 lần. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 274 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ; hoàn thành gần 64% kế hoạch năm.

Với thủy sản, ban lãnh đạo ANV cũng cho biết lợi nhuận nửa đầu năm 2024 ước đạt 50-60 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, nhóm có kết quả kinh doanh tích cực chứng kiến giá cổ phiếu tăng mạnh hơn thị trường chung trong 2 tuần vừa qua, bao gồm MBS (+11,5%), BFC (+18%), DDV (+7,2%), ANV (+7,8%), CSV (+48%).

Ở chiều ngược lại, Cao su Phước Hòa báo lãi giảm trong quý vừa qua, theo đó lợi nhuận ròng của PHR đạt hơn 19 tỷ đồng, giảm mạnh 77% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận của PHR sụt giảm mặc dù doanh thu vẫn tăng là do trong quý 2 năm ngoái, công ty có khoản thu nhập khác gần 70 tỷ đồng. Đây là khoản thu nhập đến từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, lợi nhuận bán đất Khu công nghiệp VSIP III.

Nếu chỉ xét hoạt động kinh doanh cốt lõi, lợi nhuận gộp của PHR là 21 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp 11,2%, cải thiện hơn cùng kỳ là 6,9%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, PHR mang về 455 tỷ đồng doanh thu, tăng 23% so với cùng kỳ; lợi nhuận ròng đạt 29 tỷ đồng, giảm 89%. Biên lợi nhuận gộp đạt 9,6%, tăng 3,1%.

Cơ cực hơn, Công ty CP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (HKB) vừa báo lỗ sau thuế gần 15 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 18 liên tiếp công ty này báo lỗ. Trong quý 2, doanh thu thuần của HKB đạt hơn 1,5 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ, tuy nhiên do giá vốn tăng nên lãi gộp chỉ đạt 579 triệu đồng, giảm 46%. Cộng thêm chi phí lãi vay 2,7 tỷ đồng, chi phí quản lý 12,8 tỷ đồng khiến công ty thua lỗ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, HKB ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 3 tỷ đồng và lỗ gần 30 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế lên tới hơn 415 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu PHR cũng giảm mạnh trong tuần vừa qua, trong khi đó HKB đang nằm trong diện đình chỉ giao dịch. 

Tuệ Lâm-Link gốc

Bình luận (10)

** csm phân bón ngon hehe
11:05
Đậu phộng acv với oil kì vậy ,khách du lịch quốc tế tăng trưởng mà
11:32
CII ra rồi, tăng trưởng âm, số ở bảng trên sai bét, đu theo kiểu gì cũng ăn bô :))
12:45

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long