Hãy là người đầu tiên thích bài này
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu Penny vẫn áp đảo, "quán quân" EPS liên tiếp tăng kịch trần trước thềm chia cổ tức tiền mặt 350%

Trên sàn HOSE, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất đều có mức tăng trên 7%.

VN-Index ghi nhận một tuần giao dịch không mấy khả quan khi liên tục rung lắc. Áp lực điều chỉnh tăng cao vào phiên cuối tuần khiến VN-Index  một lần nữa lùi về khu vực hỗ trợ quanh 1.055 điểm.

Kết thúc tuần giao dịch 10-14/3, VN-Index giảm 17 điểm xuống 1.052 điểm. Thanh khoản vẫn neo ở mức khá cao khi giá trị giao dịch trung bình trên HOSE đạt trên 12.760 tỷ đồng/phiên.

Trên sàn HOSE, những nhịp rung lắc của thị trường chung khiến top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất cũng thu hẹp đà tăng, cao nhất là 25% và thấp nhất là 7%.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất là BTT của Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ Bến Thành. Với 4 phiên tăng giá, thị giá BTT đã được kéo lên mức 34.950 đồng, tương đương tăng 25% chỉ sau 1 tuần giao dịch. Tuy thị giá tăng tốc, song thanh khoản của mã này rất thấp, chỉ vỏn vẹn vài trăm cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.

Ở chiều giảm, hàng loạt cổ phiếu trên HOSE cũng ghi nhận mức giảm trên 10%. Nổi bật là cổ phiếu LDG CTCP Đầu tư LDG (mã LDG). Sau 4 phiên giảm điểm, thị giá LDG đã "bốc hơi" đến 14% chỉ sau 1 tuần. 

Trong một diễn biến liên quan mới đây, ông Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch HĐQT công ty cũng thông báo bị công ty chứng khoán bán giải chấp hơn 3,5 triệu cổ phiếu LDG.

Đà giảm của cổ phiếu diễn ra ngay sau khi UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kết luận Thanh tra dự án Khu dân cư Tân Thịnh (Viva Park) tại xã Đồi 61, huyện Trảng Bom do LDG làm chủ đầu tư. Theo đó, về mặt quản lý hành chính, kết luận thanh tra đề cập 20 cá nhân và 13 tổ chức có nhiều sai sót, thiếu trách nhiệm trong quá trình giải quyết thủ tục, xử lý hồ sơ và sẽ xử lý về mặt quy định của Nhà nước.

Trên sàn HNX, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất cũng có mức tăng trên 12%, song hầu hết là những mã ít giao dịch, tên tuổi không quá nổi bật.

Nổi bật là PRC của Công ty Cổ phần Logistics Portserco. Sau thời gian giao dịch ảm đạm, PRC bất ngờ bứt phá với 3 phiên tăng giá liên tiếp, trong đó có 2 phiên tăng kịch trần 26.800 đồng. Tính chung cả tuần cổ phiếu này ghi nhận mức tăng 22%. 

Trước đó, PRC cũng gây chú ý khi lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng đột biến gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ, đạt gần 50 tỷ đồng. Kết quả này đưa PRC bất ngờ trở thành quán quân EPS trên sàn chứng khoán năm 2022 với EPS đạt 41.537 đồng. 

Ngày 31/3 vừa qua, PRC cũng đã chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 350% (01 cổ phiếu được nhận 35.000 đồng). Thời gian thanh toán dự kiến ngày 20/4/2023.

Ở chiều giảm giá, trong tuần qua nhiều mã cũng ghi nhận mức giảm từ 17% - 41% trên HNX.

Đáng chú ý là cổ phiếu DDG của CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương. DDG bất ngờ nằm sàn cả 5 phiên khiến thị giá giảm sâu hơn 40% giá trị chỉ sau 1 tuần giao dịch. 

Tuần giao dịch tệ nhất kể từ khi niêm yết đã thổi bay thành quả tăng giá của DDG trong 18 tháng và đẩy cổ phiếu này rơi xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 10/2021.

Trên UPCOM, biên độ giao dịch rộng hơn nên hàng loạt cổ phiếu cũng tăng mạnh từ 33%-66% trong tuần qua.

Nổi bật là YBC của Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Sau thời gian lình xình, YBC bất ngờ nổi sóng với 4 phiên tăng kịch trần liên tiếp để đẩy giá cổ phiếu lên 10.300 đồng. Dù quay đầu điều chỉnh trong phiên cuối tuần, song tính chung cả tuần cổ phiếu này vẫn ghi nhận mức tăng 66%. Dù tăng mạnh, nhưng khối lượng giao dịch của mã này chỉ vỏn vẹn vài trăm đơn vị.

Ngược lại, trong tuần qua nhiều mã trên UPCOM cũng ghi nhận mức giảm từ 20% - 34%.

Hạ Anh

Bình luận (2)

Mày làm tổ cái bảng hai cột có phải dễ nhìn O lại còn làm biểu đồ nữa chữ xem thì nhỏ như cái dái ếch ai mà xem nổi thằng điên.
23:20
 1
BTT không có thanh khoản, chỉ người nội bộ cty tự mua bán đẩy giá hoặc giữ giá .

07:10
 1

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long