Sau 9 tháng đầu năm, một số doanh nghiệp bất động sản nhà ở vượt kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn còn xa vạch đích. Số doanh nghiệp có lợi nhuận giảm chiếm áp đảo khiến kết quả toàn ngành đi lùi so với cùng kỳ.
Hơn 2/3 các chủ đầu tư niêm yết có dòng tiền để trả nợ từ mức yếu đến cực kỳ yếu, đặc biệt là doanh nghiệp bị ảnh hưởng các vấn đề pháp lý dự án như LDG, Quốc Cường Gia Lai...
VIS Rating ước tính rằng khoảng 50% trái phiếu đáo hạn của các CĐT trong 12 tháng tới có nguy cơ chậm trả gốc lãi: phần lớn liên quan đến các CĐT đã chậm trả gốc/lãi gần đây như NVL, Sunshine, Vạn Thịnh Phát và Hưng Thịnh.
Thị trường bất động sản Việt Nam đã phục hồi trong nửa đầu năm, với sự gia tăng nguồn cung và giao dịch nhà ở nhờ vào việc đẩy nhanh thủ tục pháp lý. Đòn bẩy của chủ đầu tư vẫn duy trì mức cao, dòng tiền hoạt động (CFO) và nguồn tiền mặt cải thiện nhẹ.
Theo VIS Rating, trong nửa đầu năm 2024, doanh số bán hàng mới của Vinhomes (VHM), Khang Điền (KDH), Nam Long (NLG) và Đất Xanh (DXG) đã tăng trung bình 31% so với cùng kỳ năm trước.
Vinhomes, Novaland vẫn là những đại gia bất động sản tích lũy "của để dành" lớn nhất trong khi Tập đoàn Hà Đô hay Bất động sản An Gia sụt giảm mạnh khoản người mua trả tiền trước.
Trải qua quá nửa năm 2024, mặc dù có tổng tài sản lớn nhưng nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn chưa thể thoát khỏi nợ nần, khi dư nợ vay ngày càng "phình to".
Nhiều doanh nghiệp bất động sản bốc hơi hàng tỉ, thậm chí hàng chục tỉ lợi nhuận sau khi kiểm soát, soát xét báo cáo tài chính, thậm chí có công ty báo lãi nhưng thành lỗ.
Sau khi được các đơn vị kiểm toán soát xét, kết quả kinh doanh bán niên của nhiều doanh nghiệp bất động sản chuyển từ lãi sang lỗ, từ lỗ nhẹ thành lỗ nặng. Điều này cho thấy, sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp địa ốc vẫn chưa thực sự khả quan.
2023: Lỗ 2024: Lỗ 2025: LỖ = HỦY NIÊM YẾT.🆘🆘 Giờ vẫn chưa thấy dự án hoàn thành mở bán, trái phiếu đến hạn chưa thanh toán. Cổ đông LDG lại một cái tết buồn,😭