Hãy là người đầu tiên thích bài này
NIM suy giảm, điều chỉnh dự báo lợi nhuận ngân hàng

Xu hướng tỷ lệ biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng giảm mạnh trong quý 3/2024 khiến SSI Research điều chỉnh dự báo lợi nhuận ngành cả năm.

NHNN đang điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thực hiện mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng. Ảnh minh họa

Cả nhóm SOEs và tư nhân đều ghi nhận giảm NIM

Theo đó, NIM tại các NHTMNN giảm 20 điểm cơ bản so với quý trước, trong khi NIM tại các ngân hàng tư nhân giảm mạnh hơn (-28 điểm cơ bản so với quý trước). Đáng chú ý, NIM tại các ngân hàng có dư nợ tăng mạnh ở lĩnh vực bất động sản (chủ đầu tư và mua nhà) trong quý 3/2024 giảm mạnh hơn, gồm có TCB (-43 điểm cơ bản so với quý trước), MBB (-40 điểm cơ bản so với quý trước), VPB (-34 điểm cơ bản so với quý trước), và TPB (-28 điểm cơ bản so với quý trước) chủ yếu do lợi suất sinh lời trên tài sản giảm.

Ngoài ra, các ngân hàng có tăng trưởng tín dụng yếu trong quý 3/2024 và/hoặc hỗ trợ nền kinh tế cũng có xu hướng NIM tương tự, bao gồm VCB (-35 điểm cơ bản so với quý trước), ACB (-26 điểm cơ bản so với quý trước), và BID (-25 điểm cơ bản so với quý trước).

"Chúng tôi nhận thấy nhu cầu tín dụng còn chậm và còn phân mảnh, điều này làm cho các ngân hàng phải áp dụng nhiều gói vay ưu đãi với lãi suất thấp. Ngoài ra, việc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng làm cho lãi suất cho vay khó tăng trong khi lãi suất huy động đang tăng dần", SSI Research đánh giá.

Bên cạnh xu hướng NIM giảm, chất lượng tài sản của các ngân hàng cũng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tại NHTMNN và NHTMCP lần lượt tăng 4 điểm cơ bản và 7 điểm cơ bản lên 1,49% và 2,59% trong quý 3/2024.

Tăng trưởng tín dụng đạt 11,1% tính từ đầu năm (hoặc 3% so với quý trước) trong quý 3/2024, trong đó TPBVIB là hai ngân hàng có mức tăng mạnh mẽ nhất lần lượt là 9,3% và 6,7% so với quý trước. Sau đợt bùng nổ tín dụng trong quý 2/2024, tăng trưởng tín dụng tại ACB (+0,9% so với quý trước) và VCB (+2,3% so với quý trước) giảm tốc trong quý 3/2024. Nhờ sự phục hồi gần đây của thị trường bất động sản, đặc biệt tại khu vực miền Bắc, dư nợ cho vay đối với các chủ đầu tư bất động sản, các công ty xây dựng và cho vay mua nhà đã tăng mạnh tại những ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với ngành bất động sản, bao gồm TCB, MBB, VPB, HDB, TPBMSB. Mặt khác, các khoản giải ngân cho vay lĩnh vực chứng khoán giảm mạnh tại VPB (-9,1 nghìn tỷ đồng so với quý trước) và tại MSB (-3,9 nghìn tỷ đồng so với quý trước) trong khi tăng mạnh tại TPB (+7,2 nghìn tỷ đồng so với quý trước), VIB (ít nhất +3,1 nghìn tỷ đồng so với quý trước), TCB (+1,7 nghìn tỷ đồng so với quý trước), và HDB (+1,6 nghìn tỷ đồng so với quý trước), SSI Research thống kê.

Như vậy, tăng trưởng tín dụng có sự phân hóa và cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực cho vay nào (bán lẻ, bất động sản) cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ NIM và chi phối KQKD quý 3 của các ngân hàng.

Theo SSI Research, tỷ lệ nợ xấu tăng tại các NHTMCP chủ yếu do nợ xấu tăng tại các ngân hàng MBB, TPB, VIB, và OCB, trong khi đó BID là nguyên ngân chính gây tỷ lệ nợ xấu tăng tại NHTMNN trong quý 3/2024. Tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ lên 2% trong quý 3/2024 (so với 1,94% trong quý 2/2024). Tuy nhiên, điểm sáng là tỷ lệ hình thành nợ xấu giảm (-90 điểm cơ bản so với quý trước xuống 1,22%) trong quý 3/2024. Cụ thể, tỷ lệ hình thành nợ xấu giảm đáng kể tại VPB (-495 điểm cơ bản so với quý trước) và CTG (-375 điểm cơ bản so với quý trước), nhưng tăng mạnh tại MBB (+469 điểm cơ bản so với quý trước), OCB (+215 điểm cơ bản so với quý trước), TPB (+132 điểm cơ bản so với quý trước), và VIB (+34 điểm cơ bản so với quý trước.

KQKD của các ngân hàng quý 3/2024

Do NIM thu hẹp, (-22 điểm cơ bản so với quý trước), thu nhập thuần từ phí (NFI) giảm (-18,6% so với quý trước), thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán suy yếu (-54,4% so với quý trước), dù cho thu nhập từ nợ xấu đã xóa tăng mạnh (+20,8% so với quý trước) và dự phòng tín dụng giảm (-9% so với quý trước), kết quả lợi nhuận trước thuế (LNTT) của các ngân hàng trong danh mục theo dõi của SSI Research ghi nhận quý 3/2024 giảm 5,5% so với quý trước.

Trong đó, CTG là ngân hàng có mức thu nhập từ nợ đã xóa cao vượt bậc với 3,9 nghìn tỷ đồng trong quý 3/2024.

Tính riêng từng ngân hàng, TCB, VPB, và HDB vượt dự báo lợi nhuận quý3/2024 trong khi ACB, OCB, và MSB thấp hơn dự kiến.

Từ mức lợi nhuận thấp trong quý 3/2023, LNTT quý 3/2024 của các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu của báo cáo ghi nhận tăng 13,6% svck. Theo đó, LNTT trong 9 tháng đầu năm 2024 phù hợp với ước tính, đạt 73,9% dự báo năm.

Quý 4, do cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, các nhà nghiên cứu cho rằng NIM sẽ thu hẹp trong 3 tháng cuối năm 2024. Tuy nhiên, quý 4 thường là quý các ngân hàng mở rộng tăng trưởng tín dụng, trích lập dự phòng, và xử lý nợ xấu. Do đó, dự báo tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu sẽ giảm còn 1,89% trong quý 4/2024. Cùng với đó, vẫn còn tồn tại một số rủi ro tín dụng tiềm ẩn liên quan đến cho vay mua nhà, các chủ đầu tư bất động sản, và ngành năng lượng tái tạo. SSI Research ước tính tăng trưởng LNTT đạt 14,5% trong quý 4/2024.

Cho cả năm 2024, điều chỉnh dự báo tăng trưởng LNTT xuống +13,3% svck so với +16,9% svck trong dự báo trước đó và điều chỉnh NIM xuống 3,48% (-7% svck) trong năm 2024 (chủ yếu từ NHTMNN và top đầu các NHTMCP), tương đương với mức giảm 16 điểm cơ bản so với dự báo trước đó là 3,64%.

Lê Mỹ-Link gốc

Bình luận (21)

CASA của HDB mà đc như MB hay Tech thì lợi nhuận chắc phải bằng VCB Kkkk
18:49
Lượng Trung không một ngân hàng nào đạt các chỉ tiêu trọn vẹn đẹp đẽ cả - cái quan trọng là Nim
20:00
Rồi sao k nói lúc nó tăng giờ đổ dầu vào lửa
20:47

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long