Hãy là người đầu tiên thích bài này
Nâng hạng thị trường, hành trình sắp về đích

Việc thị trường Việt Nam được nâng hạng đang là rất cấp thiết để thu hút lại dòng vốn ngoại.

Khối ngoại bán ròng tỉ USD 

Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang được FTSE Russell và MSCI - hai nhà cung cấp chỉ số lớn nhất thế giới - xếp hạng là Thị trường Cận biên (Frontier Market). Tỉ trọng của Việt Nam trong 2 thị trường này đều đang lớn nhất.

Việt Nam đã nằm trong danh sách theo dõi của FTSE đối với Thị trường mới nổi Thứ cấp kể từ tháng 9/2018.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô thế giới đang không khả quan, dòng tiền đầu tư toàn cầu đang tìm đến các tài sản an toàn hơn. Các thị trường cận biên,  được xem là các thị trường có mức độ rủi ro cao hơn đang bị rút ròng vốn. Thị trường Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Tổng giá trị bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024 (tính đến ngày 18/12) là khoảng 3,5 tỉ USD. Do đó, việc thị trường Việt Nam được nâng hạng đang là rất cấp thiết để thu hút lại dòng vốn ngoại.

Trong báo cáo tháng 3/2024, FTSE cho biết Việt Nam chưa thoả tiêu chí về "Chu kỳ thanh toán (DvP)" - đang được đánh giá là "Hạn chế" do Việt Nam yêu cầu nhà đầu tư phải có đủ tiền trong tài khoản trước khi đặt lệnh. Tuy nhiên, theo thông lệ các thị trường khác, điều này là không bắt buộc.

Thông tư 68/2024/TT-BTC, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phiếu mà không cần phải có đủ tiền (Non-prefunding) đã chính thức được thông qua và có hiệu lực từ 2/11/2024, đã góp phần giải quyết vướng mắc về pháp lý này.

Tuy vậy, trong báo cáo định kỳ tháng 10/2024, một mặt ghi nhận và đánh giá cao việc thông qua quy định về Non-prefunding, FTSE vẫn bày tỏ quan điểm là cần thêm thời gian để đánh giá hiệu quả của quy trình vận hành liên quan đến việc thực hiện Non-prefunding.

Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), kỳ vọng FTSE sẽ thêm Việt Nam vào danh sách Thị trường mới nổi Thứ cấp sớm nhất vào kỳ đánh giá tháng 9/2025, việc nâng hạng sẽ chính thức có hiệu lực và các quỹ chỉ số ETF sẽ bắt đầu mua vào cổ phiếu Việt Nam trong năm 2026.

Dù vậy, tỉ trọng Việt Nam trong nhóm Thị trường Mới nổi Thứ cấp dự kiến không đáng kể (do Trung Quốc, Ấn Độ & Đài Loan có quy mô rất vượt trội các thị trường còn lại với tỉ trọng lần lượt 30,6%; 22,2% và 20,05% trong rồ chung thị trường mới nổi). ACBS ước tính, thị trường Việt Nam có thể chiếm tỉ trọng 0,37% vốn hóa của chỉ số Thị trường mới nổi.

Nhiều điểm sáng nâng hạng 

Việc bắt đầu được phân loại vào nhóm Thị trường Mới nổi sẽ giúp cải thiện đáng kể vị thế cũng như hình ảnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, điều mà ACBS kỳ vọng sẽ thu hút dòng vốn từ các quỹ đầu tư chủ động nước ngoài.

“Chúng tôi cho rằng, mục tiêu của Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở việc lọt vào nhóm Thị trường Mới nổi Thứ cấp của FTSE, mà còn hướng đến những mục tiêu xa hơn là Thị trường mới nổi Tiên tiến của FTSE và Thị trường mới nổi của MSCI”, ACBS nhận định. 

So với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á thì thị trường chứng khoán Việt Nam đang đi chậm hơn. Tuy vậy, ACBS cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng Việt Nam có thể đuổi kịp các thị trường khác trong vòng 5 năm tới với sự quyết tâm cao của Chính phủ như hiện nay.

Theo quan sát của ACBS, các thị trường đa phần đều tăng trưởng tốt trước khi có thông tin chính thức về việc vào danh sách theo dõi ("watchlist") hay chính thức được nâng hạng. Trong giai đoạn này, P/E của các thị trường này đều cao vượt trội so với lại trung bình các giai đoạn trước đó.

Trong năm 2024, trong bối cảnh vĩ mô tiêu cực, phần lớn thời gian VN-Index đang giao dịch quanh vùng độ lệch chuẩn -1 đến giá trị trung vị 5 năm gần nhất (11,67x-14x). Trong khi đó, trong giai đoạn 2018, khi VN-Index được công bố vào watchlist của FTSE, thị trường giao dịch ở mức P/E 20x tương ứng với mức độ lệch chuẩn +2. Do đó, với kỳ vọng được nâng hạng trong năm 2025-2026, thị trường có thể quay lại giao dịch trong vùng P/E cao hơn so với hiện tại như thị trường chứng khoán Philippines và Indonesia trong quá khứ.

Lợi ích của việc nâng hạng không dừng ở đó. Trong dài hạn hơn, nếu Việt Nam được nâng hạng lên Thị trường Mới nổi Tiên tiến của FTSE và Thị trường Mới nổi của MSCI thì có thể thu hút thêm dòng vốn lớn hơn nữa. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, nếu được nâng hạng, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể thu hút khoảng 25 tỉ USD vốn đầu tư gián tiếp đến năm 2030. Việc thu hút dòng vốn quốc tế sẽ hỗ trợ cho điều kiện vĩ mô của Việt Nam cũng như làm giảm áp lực tỉ giá, tạo thuận lợi hơn cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc điều hành chính sách tiền tệ. 

Link gốc

Bình luận (77)

Đích cais mm mày
09:25
 1
Nâng con vợ mày
09:35
 1
Nâng vào mép lo-l đầu B-uồi ne mà nâng. Lo-l mé tui ubck
10:14
 1

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long