Hãy là người đầu tiên thích bài này
Không rút khỏi Việt Nam, cả chục nghìn tỷ bán ròng của khối ngoại đã lặng lẽ 'chảy' vào một nơi bất ngờ

Việc mua cổ phần phát hành thêm được đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến các quỹ ngoại lớn phải bán đi một số khoản đầu tư đang nắm giữ.

74 doanh nghiệp niêm yết Việt Nam trong năm 2024 đã huy động lượng vốn 63.830 tỷ đồng từ thị trường cổ phiếu, thông qua các hình thức bao gồm phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ, phát hành cho nhân sự (ESOP) và hoán đổi nợ thành vốn cổ phần.

Khối ngoại chi 14.900 tỷ đồng để mua cổ phần phát hành thêm

Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài đã chi ra 14.900 tỷ để “bơm” cho doanh nghiệp Việt từ các kênh phát hành nói trên.

Con số 14.900 tỷ được tính từ các thương vụ đã hoàn tất. Ngoài ra, còn 5 thương vụ đang được tiến hành, với tổng số vốn huy động dự kiến hơn 3.600 tỷ, thuộc về Bảo hiểm Quân đội (MIG), Thép Nam Kim (NKG), Tổng Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển KCN Dầu khí-Long Sơn (PXL), Taseco Land (TAL), CTCK Guotai Junan Việt Nam (IVS).

Đích đến của 14.900 tỷ đồng nằm ở đâu?


Việc mua cổ phần phát hành thêm được đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến các quỹ ngoại lớn phải bán đi một số khoản đầu tư đang nắm giữ, góp phần vào 90.000 tỷ bán ròng trong 11 tháng đầu năm.

Ngoại trừ thương vụ tại CTCP Tập đoàn Masan (MSN) và CTCK Phú Hưng (PHS) là 2 trường hợp ghi nhận lượng vốn lớn huy động từ những quỹ ngoại mới, thì các thương vụ còn lại chủ yếu là giao dịch của những quỹ ngoại đã đầu tư nhiều năm trên TTCK Việt Nam mà "sôi nổi" nhất là Dragon Capital hay Pyn Elite Fund.

Thực tế, để có tiền tham gia vào các đợt phát hành này, Dragon Capital, Pyn hay nhiều quỹ khác đã phải bán cổ phiếu trên sàn.

Ước tính cho thấy khoảng 9-10 nghìn tỷ đồng bán ròng tức khoảng hơn 10% giá trị bán ròng trong năm thực chất đã quay lại thị trường qua kênh chào bán - và con số này không được tính vào giá trị mua/bán trên sàn của khối ngoại.

Thương vụ lớn nhất: 6.339 tỷ cho Masan từ Bain Capital

Vào tháng 4, CTCP Tập đoàn Masan (MSN) đã bán khoảng 74,6 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức có quyền chuyển đổi thành cổ phần phổ thông với giá 85.000 đồng/cp và thu về 6.339 tỷ đồng (tương đương với khoảng 250 triệu USD).

2 nhà đầu tư nước ngoài là BCC Meerkat và BCC Meerket II đã mua toàn bộ số cổ phiếu này. Đây là quỹ thuộc Bain Capital, quỹ đầu tư tư nhân quốc tế với tổng tài sản quản lý khoảng 180 tỷ USD, thành lập vào năm 1984.

Thông tin Bain Capital rót vốn vào Masan đã được phát đi từ tháng 10/2023, được cho biết là thương vụ đầu tư đầu tiên của họ tại Việt Nam. Đồng thời, đây là giao dịch vốn đầu tư cổ phần, không có cơ cấu phòng vệ giá hoặc vay cổ phiếu MSN.

Bain Capital ban đầu công bố đầu tư 200 triệu USD nhưng sau đó đã nâng số tiền đầu tư lên 250 triệu USD. Sau khi mua thành công, Bain Capital nâng sở hữu tại Masan lên 4,9%.

6.000 tỷ đồng được rót vào nhóm Công ty chứng khoán

Số tiền lớn nhất mà NĐT nước ngoài chi ra thuộc về vụ phát hành riêng lẻ của CTCK Vietcap (mã chứng khoán VCI).

Cụ thể, tháng 11/2024, Vietcap phát hành thành công 143,63 triệu cổ phiếu với giá 28.000 đồng/cp, thu về hơn 4.000 tỷ đồng. Trong đó NĐT nước ngoài mua 74,07 triệu cổ phiếu tương ứng hơn 2.000 tỷ đồng. PYN Elite Fund – NĐT chưa sở hữu VCI – đã mua nhiều nhất với 21,5 triệu đơn vị (tương đương 2,99% vốn điều lệ), tức chi ra hơn 600 tỷ đồng.

Cũng thực hiện qua hình thức phát hành riêng lẻ là chứng khoán Phú Hưng (mã PHS). 50 triệu cổ phiếu đều được bán giá 10.000 đồng cho 4 nhà đầu tư nước ngoài đang là cổ đông hiện hữu, thu về 500 tỷ.

Trong khi đó, các CTCK khác như Chứng khoán Tp.HCM (mã HCM), chứng khoán SSI (mã SSI), chứng khoán MB (mã MBS), chứng khoán VNDIRECT (mã VND), chứng khoán VIX (mã VIX) và CTCK Tiên phong (mã ORS) đều thực hiện các vụ phát hành cổ phần (ra công chúng, riêng lẻ, ESOP) để thu về ít nhất 1.000 tỷ đồng trong năm qua.

Tổng cộng, NĐT nước ngoài đã rót vào gần 6.000 tỷ đồng cho nhóm CTCK.

1.277 tỷ cho nhóm doanh nghiệp bất động sản

Nhiều công ty bất động sản thực hiện huy động vốn trong năm nay, nhưng chỉ có 5 công ty thu hút được vốn từ khối ngoại, đó là Nhà Khang Điền (KDH), Đất Xanh (DXG), Phát Đạt (PDR), CTCP Phát triển Hạ tầng kỹ thuật (IJC), Sonadezi Châu Đức (SZC). Tổng số vốn huy động được là 1.277 tỷ đồng

Nhà Khang Điền phát hành riêng lẻ thành công hơn 110 triệu cổ phiếu với giá 27.250 đồng vào tháng 7/2024. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua 30,8 triệu đơn vị, tương đương 840 tỷ đồng, đến từ các quỹ quen thuộc như Dragon Capital, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust – quỹ đầu tư của Samsung.

Nhà Khang Điền là công ty BĐS huy động được số vốn ngoại lớn nhất trong nhóm. Trong khi đó, Tập đoàn Đất Xanh tuy đứng thứ 2 về lượng vốn hút được, nhưng chỉ có 232 tỷ đồng.

Cụ thể, Đất Xanh bán khoảng 101,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cp vào tháng 1 (thu về 1.220 tỷ đồng). Nhà đầu tư nước ngoài mua 19,3 triệu đơn vị.

Link gốc

Bình luận (12)

BN cái m.ã c.ha nhà mài
08:57
 1
90-14,9 là không rút ròng chưa lều
09:00
 3
Tụi bây rút ruột ndt trong và ngoài nước trắng trợn
1/Phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược
2/Esop bán giá ưu đãi
Lợi nhuân 1k tỏi tụi bây Esop tận 1k2-1k3 thì ndt có *** mà húp.
Đánh đợt này 100 năm ...Thêm
09:02
 4

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long