Hãy là người đầu tiên thích bài này
HVN: Vietnam Airlines muốn hưởng đặc quyền đến bao giờ?

 Hãng bay biểu tượng bông sen vàng tiếp tục xin đặc quyền trên TTCK.

Việc đề xuất loạt ưu đãi cho Vietnam Airlines như được duy trì niêm yết trên HoSE khi âm vốn chủ sở hữu đã dấy lên làn sóng tranh cãi trong dư luận.

Mới đây, gửi kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp ngày 26/9, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) đề xuất hàng loạt ưu đãi có phần đặc biệt đối với doanh nghiệp này.
Cụ thể, Vietnam Airlines kiến nghị cho phép xem xét doanh nghiệp này là trường hợp đặc biệt được duy trì niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE trong giai đoạn ngắn có thể bị âm vốn chủ sở hữu.
Vietnam Airlines cũng kiến nghị Chính phủ cho chủ trương xây dựng gói giải pháp hỗ trợ tiếp theo cho doanh nghiệp này cùng với đề án tái cơ cấu tổng thể Vietnam Airlines.
Song song với đó là kiến nghị Chính phủ cho phép hãng hàng không này sớm mở lại đường bay quốc tế đi/đến các quốc gia được coi là an toàn với Covid-19.
Có công bằng cho các doanh nghiệp đã huỷ niêm yết vì thua lỗ?
Tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines dần trở nên sụt giảm và tê liệt kể từ khi Covid hoành hành. Được biết trong đại dịch này, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó và dẫn đến tình trạng thua lỗ, nghiêm trọng hơn lâm vào tình trạng âm vốn và phá sản.
Tính đến cuối quý 2 vừa qua, Vietnam Airlines đang lỗ lũy kế 17.772 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 2.750 tỷ đồng. Nếu tiếp tục ghi nhận vốn chủ âm trong báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán cả năm 2021, hơn 2,2 tỷ cổ phiếu HVN sẽ bị hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) theo quy định tại Điều 120, Nghị định 155/2020.
Nếu kiến nghị của Vietnam Airlines được chấp nhận thì có công bằng với nhiều doanh nghiệp cũng mới vừa mới bị huỷ niêm yết, buộc phải rời khỏi HoSE vì không đảm bảo quy định niêm yết như CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC (CotecLand, CLG), CTCP An Trường An (ATG),... Hay là những doanh nghiệp có nguy cơ bị huỷ niêm yết như TTF của Gỗ Trường Thành, PXT của CTCP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí...
Việc xin ưu đãi có vẻ gây ra khá nhiều tranh cãi, lý do gì mà Vietnam Airlines liên tục xin những đặc quyền như vậy? Trong khi đó những hãng hàng không khác như Vietjet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hay Bamboo Airways của đại gia Trịnh Văn Quyết đều chưa lên tiếng.
Trái ngược với việc luôn thua lỗ và “kêu than” như Vietnam Airlines, hãng hàng không khác như Vietjet Air còn ghi nhận lãi nhờ có hoạt động tài chính.
Theo đó lũy kế 6 tháng, Vietjet Air đạt doanh thu thuần 7.590 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ. Số lỗ gộp là gần 2.300 tỷ đồng. Mặc dù vậy, doanh thu hoạt động tài chính là 3.151 tỷ đồng nên Vietjet Air lãi sau thuế 128 tỷ đồng, cao gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước.
Còn hãng bay của tỷ phú Trịnh Văn Quyết - Bamboo Airways thì lợi nhuận trước thuế cả năm 2020 của hãng hàng không này ước khoảng hơn 400 tỷ đồng, tăng gần 34% so với cùng kỳ năm trước. Vì chưa niêm yết nên hãng hàng không này vẫn chưa hé lộ kết quả kinh doanh trong bán niên 2021.
Đại diện Bamboo Airways cho biết, với bối cảnh chung tích cực nhờ vào chính sách phòng chống dịch quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, trong năm 2020 Bamboo Airways đã chủ động sáng tạo, kịp thời triển khai đồng bộ giải pháp nỗ lực vượt khó.
Cùng đều hoạt động kinh doanh hàng không tại Việt Nam đều hứng chịu hậu quả nghiêm trọng nhưng sao Vietnam Airlines lỗ nặng nề và ngày càng lún sâu?

Vietnam Airlines đã được bơm gần 12.000 tỷ đồng bù đắp mùa dịch

Không phải đây là lần hiếm hoi mà Vietnam Airlines xin “đặc lợi”, trước đó thì hãng bay bông sen vàng đã được Chính phủ thông qua Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo cho ba ngân hàng là SeaBank, MSBSHB cho Vietnam Airlines vay 4.000 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn với lãi suất 0%.
Song song đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines với mục tiêu huy động 8.000 tỷ đồng. Theo đó, Vietnam Airlines sẽ phát hành thêm 800 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu.
Đây là hai phần của gói cứu trợ 12.000 tỷ đồng mà Chính phủ đã phê duyệt cho Vietnam Airlines.
Ở đợt phát hành vốn, Vietnam Airlines đã phân phối được hơn 796,1 triệu cổ phiếu, lượng cổ phiếu còn “ế” là gần 4 triệu đơn vị dù cho giá phát hành khá rẻ so với thị giá trong khoảng 25.000-26.000 đồng/cp.
Sau khi phát hành vốn, các cổ đông lớn tại doanh nghiệp với tỷ lệ sở hữu tương ứng là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC - sở hữu 55,2%), Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC - sở hữu 31,14%) và ANA Holdings (5,62%).
Liệu rằng cứ “cứu” Vietnam Airlines lần này đến lần khác có làm cho sức khoẻ của doanh nghiệp này vựt dậy nhanh chóng sau đại dịch?


Mới đây Vietnam Airlines gây tranh cãi khi đề nghị nâng sàn giá vé máy bay lên tối thiểu 704.000 đồng/vé cho chặng ngắn nhất.
Nếu Bộ Giao thông vận tải áp dụng phương án này, nhiều người dân sẽ không được đi máy bay, đồng thời các hãng hàng không tư nhân như Vietjet Air hay Bamboo Airways sẽ bị ảnh hưởng lớn vì mất đi sức cạnh tranh.
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học giá cả, Bộ Tài chính, cho rằng áp giá sàn vé máy bay là vi phạm pháp luật, nguyên tắc quản lý giá và chỉ có lợi cho Vietnam Airlines.
“Việc áp giá sàn rõ ràng là hướng đến quyền lợi của Vietnam Airlines và hạn chế cạnh tranh của các hãng giá rẻ như Vietjet hay hãng bay còn non trẻ như Bamboo Airways. Bởi chỉ có Vietjet hoặc Bamboo Airways mới có chương trình bán vé 0 đồng”, ông Long nói.


Anh Nhi

Bình luận (32)

Trend nó như vậy thì ai kia mới có cái để ăn
09:05
nhà nước nên để HVN phá sản hoặc sát nhập vào cty nào đi.
nuôi cty xác ma như HVN sẽ làm hao hụt tiền của và kéo lùi kinh tế đất nước
09:06
 1
Giống Vinashin lúc trước, cho phá sản đi. Hãng bay giờ không thiếu, 1 HVN không cần thiết nên để thị trường lên tiếng.
09:10
 1

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long