Hãy là người đầu tiên thích bài này
Đồng Yên liên tục tăng giá, nhiều DN Việt bất ngờ hưởng lợi lớn

Với đà tăng giá của đồng yên trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Việt có thể sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Trong bối cảnh đồng USD liên tục suy yếu thì đồng yên lại đang chuyển động ngược chiều khi tiếp tục tăng giá. Sau bài phát biểu mới đây của Chủ tịch Fed, thị trường đang đặt cược vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 9 tới. Kỳ vọng này đã khiến chỉ số DXY Index có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua.

Trái với đà suy yếu của đồng bạc xanh, đồng yên, với sự hỗ trợ từ quan điểm cứng rắn của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) lại tiếp tục tăng giá. Ghi nhận sáng ngày 6/9, tỷ giá yên được điều chỉnh tăng tại hầu hết các ngân hàng. Tỷ giá mua yên Nhật tại các ngân hàng được khảo sát dao động trong khoảng 165,45 - 170,16 VND/JPY, còn tỷ giá bán dao động trong phạm vi 176,05 - 178,01 VND/JPY. Tại thị trường chợ đen, tỷ giá mua - bán hiện ở mức 172,5- 173,7 VND/JPY.

Từ đầu tuần đến nay, đồng tiền của Nhật Bản đã tăng giá gần 2% so với đồng bạc xanh. Có thời điểm, tỷ giá yên so với USD tăng 0,26%, tức 143,56 yên đổi 1 USD. Xu hướng tăng giá của đồng yên Nhật đã bắt đầu từ đầu quý III đến nay và quay trở lại mức đầu năm 2024.

Tuy nhiên, việc giá yên Nhật tăng đột biến trở lại đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh liên quan đến đồng yên, trong đó phải kể đến Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) – doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ Nhật.

Theo báo cáo của SSI, với khoản vay bằng đồng Yên khoảng 11.000 tỷ đồng thì khi đồng JPY tăng giá 1% so với VND, ACV sẽ phải gánh khoản lỗ tỷ giá 110 tỷ đồng. Do đó, nếu tỷ giá JPY/VND hiện tại được giữ nguyên cho đến cuối năm nay, ACV sẽ phải ghi nhận khoản lỗ tỷ giá khoảng 500 tỷ đồng trong nửa cuối năm 2024, và mất hết khoản lãi tỷ giá từ đầu năm.


ACV có thể lỗ 500 tỷ đồng nếu đồng yên tiếp tục tăng giá.

Trước đó, trong nửa đầu năm 2024, ACV đã ghi nhận khoản lãi chênh lệch tỷ giá lên tới hơn 517 tỷ đồng nhờ được hưởng lợi từ việc đồng yên giảm giá mạnh. Tuy nhiên, ở chiều tích cực, các chuyên gia SSI Research cho rằng mức lỗ tỷ giá của ACV vẫn khá nhỏ so với lợi nhuận trước thuế của công ty (khoảng 14.000 – 15.000 tỷ đồng/năm), thậm chí trong trường hợp đồng yên tăng giá tiếp 5%.

Ngoài ACV, việc đồng yên tăng giá sẽ có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản. Ở góc độ vĩ mô, đồng yên tăng giá trở lại có thể khiến gánh nặng nợ công tăng lên khi Nhật Bản là một trong những chủ nợ lớn của Việt Nam cũng như khiến đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII) từ Nhật Bản giảm.

Song, cũng có nhiều doanh nghiệp sẽ hưởng lợi khi đồng yên tăng giá. Là nhà sản xuất tôm Việt lớn nhất vào thị trường Nhật Bản, Thực phẩm Sao Ta đang được kỳ vọng sẽ có nửa cuối năm 2024 “dễ thở” hơn. Bên cạnh sản lượng tiêu thụ tôm được kỳ vọng sẽ tăng lên, Thực phẩm Sao Ta còn có thể thu về một khoản lãi tỷ giá khi đồng yên “hồi phục” trở lại.

Theo Chứng khoán Rồng Việt, mặc dù Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh thu theo USD tại thị trường Nhật Bản nhưng tỷ giá JPY/USD tăng sẽ giúp công ty quy đổi được nhiều USD hơn và thu được về nhiều VND hơn nên công ty vẫn hưởng lợi trong bối cảnh tỷ giá JPY/VND tăng.

Với điều kiện thị trường hiện tại, Chứng khoán Rồng Việt dự báo doanh thu cả năm nay của Thực phẩm Sao Ta sẽ đạt 6.435 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ ở mức 342 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và 24% so với năm 2023.

Nhắc đến đồng yên thì không thể không nhắc đến FPT. Trong 6 tháng đầu năm 2024, thị trường Nhật Bản đã đóng góp hơn 5.700 tỷ đồng vào doanh thu của FPT, chiếm 39% và tăng 35% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, trong đại hội đồng cổ đông 2024, lãnh đạo FPT cho biết lợi nhuận ròng của công ty không ảnh hưởng đáng kể từ việc đồng JPY tăng giá do chi phí và vốn lưu động của FPT được vay bằng đồng JPY với lãi suất cố định như 1 biện pháp phòng vệ rủi ro cho doanh thu. Nhưng trong trường hợp tỷ giá JPY/VND tăng 10%, biên lợi nhuận ròng của FPT cũng sẽ tăng khoảng 50 điểm cơ bản.

Link gốc

Bình luận (5)

Sao Ta thu USD, mà JPY tăng thì cặp USD/VND giảm, DN có hưởng lợi cái mẹ gì đâu. Toàn bọn 3 môn 9 điểm làm nhà báo. Về học lại trọng số các cặp tiền tệ tính DXY đi. Dốt vừa
12:54
 3
Trên sàn thì có FPT hưởng lợi nhất rồi.
14:34
 1
Viết bài ngáo não. Saota nó tính giá bằng usd.. ví dụ Trước kia nó bán đc 1t usd thì h giá vẫn là 1t usd. Trước kia 1t usd thì mang về vn đổi đc 25,7 tỷ. Còn Đến hôm nay là đc 24,8 tỷ. Còn doanh nghi...Thêm
15:08

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long