Hãy là người đầu tiên thích bài này
Đi tìm 'hoa khôi' cổ phiếu cuối năm 2024

Trong giai đoạn cuối năm 2024, bức tranh lợi nhuận của nhiều nhóm ngành được dự báo khả quan, cùng với sự phục hồi tích cực của nền kinh tế vĩ mô. Vậy nhóm ngành nào sẽ "vụt bay" trong tương lai?

Bức tranh lợi nhuận nhiều nhóm ngành trong nửa cuối năm 2024 hứa hẹn rực rỡ nhờ khả năng phục hồi tích cực của nền kinh tế; đặc biệt là nhóm thép, dầu khí, dệt may và bán lẻ có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Tốc độ tăng trưởng khả quan

Theo Báo cáo "Bức tranh kết quả kinh doanh quý II/2024" của FiinGroup, Tổng lợi nhuận sau thuế (LNST) toàn thị trường tăng 26% so với cùng kỳ với động lực tăng trưởng từ nhóm Phi tài chính (32,9%) nhờ đóng góp đáng kể từ nhóm có câu chuyện hồi phục bao gồm Thép, Hàng không, Viễn thông, Phân bón, Bán lẻ và Bất động sản. Ở nhóm Tài chính, LNST tăng 20,6% so với cùng kỳ.

Quý II/2024, ngân hàng tiếp tục là trụ cột tăng trưởng chính với mức tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước và 6% với quý liền kề.

Theo FiinGroup, triển vọng tăng trưởng LNST sẽ tiếp tục khả quan trong quý III/2024, nhờ vào 03 lý do chính sau: Thứ nhất, nền so sánh quý III/2023 là mức đáy trong 6 quý trở lại đây. Đây cũng là quý mà hai ngành chủ chốt (bao gồm Ngân hàng và Bất động sản) cùng có kết quả kinh doanh kém và lợi nhuận của nhóm còn lại (ngoại trừ Thép, Chứng khoán, Dầu khí) gần như chưa hồi phục hoặc hồi phục rất chậm. Thứ hai, xu hướng hồi phục đang diễn ra khá tích cực ở nhiều ngành thuộc nhóm Phi tài chính. Cuối cùng là mặt bằng lợi nhuận nhóm Tài chính dự báo trong quý II vẫn tiếp tục duy trì ổn định.

Đón sóng cuối năm cùng nhóm ngành nào?

Theo chuyên gia Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS (VPS), trong giai đoạn từ nay đến cuối năm, nhà đầu tư có thể tham khảo 04 nhóm ngành tiêu biểu, có triển vọng tích cực.

Cái tên đầu tiên có thể kể đến là ngành Thép. Ngành Thép hứa hẹn sẽ có triển vọng tích cực vào thời điểm cuối năm nhờ vào những nỗ lực giải quyết khó khăn trong lĩnh vực bất động sản và thúc đẩy đầu tư công mở ra cơ hội rõ rệt cho sự phục hồi của giá thép. “Anh cả” HPG nằm trọn trong chuỗi giá trị ngành thép do đó tính ổn định trong kết quả kinh doanh và biên lợi nhuận cao hơn so với những doanh nghiệp cùng ngành.

Theo báo cáo tài chính, HPG báo lãi trước thuế quý II/2024 hơn 3.733 tỷ đồng, tăng 119% so với cùng kỳ, lãi sau thuế tăng 129%. Khoảng cuối năm 2025 đầu năm 2026 Dự án Nhà máy Dung Quất 2 đi vào hoạt động làm tăng tổng công suất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đang tăng cường tích lũy hàng tồn kho giá rẻ từ quý I/2024, kỳ vọng duy trì thị phần và cạnh tranh hiệu quả, bất chấp nguồn cung dư thừa và giá bán cao. CTCP Thép Nam Kim - NAKISCO (NKG) cũng ghi nhận sản lượng tiêu thụ tôn mạ nội địa hàng quý tăng và sẽ được hưởng lợi lớn nếu tôn mạ Trung Quốc bị áp thuế.

Nhóm ngành thứ hai nhà đầu tư nên lưu ý là nhóm dầu khí. Theo chuyên gia VPS. câu chuyện ngành dầu khí trong nửa cuối năm 2024 được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ giá dầu thô neo cao và triển vọng từ siêu Dự án Lô B-Ô Môn. Nhu cầu thăm dò, khai thác và vận tải dầu khí sẽ tăng mạnh, đặc biệt khi các quốc gia đang đẩy mạnh chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng. Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) là một doanh nghiệp thượng nguồn hưởng lợi sớm nhất từ siêu dự án này nhờ vào vai trò then chốt trong quá trình xây dựng và khoan thượng nguồn, chuẩn bị cho việc khai thác dòng khí đầu tiên dự kiến vào năm 2026.

Ngoài ra, Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) hiện đang tham gia vào hàng loạt dự án lớn, trong đó có 4 dự án trang trại điện gió quốc tế và sắp tới có khả năng trúng thầu thêm 2 dự án điện gió mới, tổng giá trị lên đến 700 triệu USD; đây là những dấu hiệu tích cực mở ra kỳ vọng doanh thu tăng trưởng đột phá trong thời gian tới. Những doanh nghiệp trung nguồn khác như Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HOSE: PLX) cũng sẽ chứng kiến sự cải thiện đáng kể về biên lợi nhuận khi nền kinh tế phục hồi và được hưởng lợi lâu dài từ việc mở rộng phân phối nhiên liệu máy bay khi Sân bay Quốc tế Long Thành (LTA) đi vào hoạt động.

Nền kinh tế đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi, kéo theo nhu cầu về các sản phẩm dệt may tăng mạnh trở lại, mở ra triển vọng tươi sáng cho toàn ngành dệt may. Bất ổn chính trị tại Bangladesh - thủ phủ may mặc của thế giới đã làm gián đoạn nghiêm trọng quá trình sản xuất của các nhà máy dệt may của nước này, mang tới một số cơ hội cho ngành dệt may tại Việt Nam.

Chuyên gia VPS đánh giá, trong nhóm ngành dệt may CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) nhiều khả năng sẽ hưởng lợi từ sự gián đoạn của ngành dệt may Bangladesh, do MSH có thế mạnh là xuất khẩu cho các thương hiệu may mặc lớn trên thế giới.

Ông lớn CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) cũng có sự gia tăng đáng kể trong lợi nhuận sau thuế quý II/2024 nhờ việc tập trung khai thác các dòng sản phẩm khó, phức tạp và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Một cái tên không thể không nhắc tới trong ngành dệt may đó là CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM), TCM cho biết hiện đã nhận khoảng 90% kế hoạch doanh thu đơn hàng quý III và 86% kế hoạch quý IV/2024. Trên thị trường chứng khoán, thị giá TCM đã đạt đỉnh 2 năm ở mức 53.700 đồng/cổ phiếu.

Ngành bán lẻ đang được kỳ vọng bứt phá trong nửa cuối năm nhờ hiệu quả của các chính sách vĩ mô như tăng mức lương cơ bản, tiếp tục giảm 2% thuế suất VAT… trở nên rõ ràng hơn, khuyến khích người tiêu dùng tăng chi tiêu.

CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) là một cái tên quen thuộc với các nhà đầu tư và không ngừng khẳng định giá trị khi liên tục mang lại những tín hiệu tích cực. Chuỗi Wincommerce đã hoàn tất tái cơ cấu và trở lại chiến lược mở rộng điểm bán, đặt mục tiêu có hơn 4.000 cửa hàng phủ sóng toàn quốc vào cuối năm nay.

Cùng với đó, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) vừa công bố lợi nhuận tăng gấp 67 lần trong quý II/2024, đạt 1.200 tỷ đồng. Bách Hoá Xanh được kỳ vọng là đầu tàu tăng trưởng chính khi lần đầu báo lãi 7 tỷ đồng và doanh thu trên mỗi cửa hàng ổn định hơn. Thế giới di động và Điện máy xanh cũng gia tăng thị phần sau cuộc chiến về giá, trong khi chuỗi Era Blue bắt đầu “mang tiền về cho mẹ”. Những tín hiệu này dự báo một tương lai tăng trưởng đầy hứa hẹn cho MWG. (*)

(*) Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư tham khảo. Quan điểm, dự báo và những ước tính trong báo cáo này chỉ thể hiện ý kiến của tác giả tại thời điểm phát hành và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Bài viết không mang tính chất mời chào hay bán bất kỳ chứng khoán nào, nhà đầu tư nên có nhận định độc lập về thông tin trong bài viết này.

Link gốc

Bình luận (14)

Hpg như penny thế.
06:55
Tìm cổ phiếu để đánh bài thôi mà... làm như kiểu hoa khôi bán d.âm vậy..♥️🤣♥️🤣sờ vào các hoa khôi là trả tiền... đêm 50 triệu đó...mất tiền.... mà ai cũng muốn...haha🤣♥️🤣♥️🤣♥️
07:04

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long