Hãy là người đầu tiên thích bài này
Đầu tư công tăng tốc - Tăng triển vọng với nhóm cổ phiếu ngân hàng quốc doanh

Trong năm 2025, nhóm phiếu cổ ngân hàng quốc doanh sẽ hưởng lợi một phần từ các dự án đầu tư công với nhiều dự án trọng điểm lớn đang được thúc đẩy giải ngân.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng quốc doanh như sẽ hưởng lợi một phần từ các dự án đầu tư công được triển khai trong năm 2025

Báo cáo nhận định về đầu tư công, các chuyên gia Công ty Chứng khoán MBS cho rằng, giải ngân đầu tư công năm 2025 có thể tăng 18% so với cùng kỳ, với tỷ lệ thực hiện đạt 90 - 95%. Nhận định này dựa trên việc nợ công/GDP của Việt Nam giảm xuống 36 - 37% vào cuối năm 2024, thấp hơn mức trần 50% do Quốc hội quy định. Điều này tạo dư địa để Chính phủ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng thông qua ngân sách và phát hành trái phiếu.

Hưởng lợi từ đầu tư công năm 2025, phải kể đến nhóm ngân hàng quốc doanh với cơ hội thu xếp tài trợ vốn, mở rộng tín dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng, đi cùng là tín dụng và dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia vào dự án đầu tư công gồm xây dựng, cung cấp vật liệu xây dựng.... Nổi trội với thế mạnh thu xếp tài trợ vốn này, từ dư địa cho vay khách hàng lớn đến chất lượng tài sản tốt, khả năng huy động với chi phí thấp sẽ hỗ trợ chung cho thu nhập từ lãi hứa hẹn tăng trưởng lợi nhuận tích cực, sẽ giúp cổ phiếu của các ngân hàng VCB, BID, CTG hưởng lợi.

Với cổ phiếu VCB , một ngân hàng thương mại nhà nước (SOCB) có uy tín cao, phổ biến nhờ mạng lưới rộng, dịch vụ tài chính và chất lượng tài sản tốt nhất. VCB được hưởng lợi từ mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp nhà nước lớn, có dòng tiền mạnh và do đó cho phép ngân hàng duy trì danh mục cho vay có rủi ro thấp. Nhận định về VCB, Chứng khoán VNDirect cho rằng đầu tư công sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong năm 2025 của nhà băng này.

Dự báo tăng trưởng tín dụng của VCB sẽ đạt 13% trong năm 2025 và 14% trong năm 2026, chủ yếu được hỗ trợ bởi đẩy mạnh các dự án đầu tư công. Mặc dù các yếu tố bất định như chính sách thuế quan của Mỹ có thể làm giảm hoạt động xuất khẩu và hạn chế dòng vốn FDI, qua đó ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng doanh nghiệp thì các dự án hạ tầng được đẩy mạnh nhiều khả năng sẽ trở thành động lực chính cho tăng trưởng tín dụng của VCB.

Ở mảng bán lẻ, VNDirect dự phóng sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2025, do bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động. Dù vậy, kỳ vọng phân khúc này sẽ có sự phục hồi nhẹ trong nửa cuối năm 2025, được hỗ trợ bởi nhu cầu vay vốn của hộ kinh doanh gia đình gia tăng. Hoạt động cho vay mua nhà sẽ được kỳ vọng sẽ dần phục hồi khi thị trường bất động sản bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu phục hồi trở lại.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/4, cổ phiếu VCB cán mốc 58.100 đồng/cp.

Với cổ phiếu BID, các chuyên gia MBS cho rằng, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng kỳ vọng đạt 14,3% trong năm 2025, tập trung vào đầu tư công, xuất khẩu và nông nghiệp. MBS dự báo NIM duy trì ổn định trong năm 2025/26, đạt 2,3% do BID vẫn là ngân hàng hàng đầu duy trì lãi suất thấp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Theo đó, chất lượng tài sản được cải thiện trong năm 2025-2026 nhờ nền kinh tế ấm lên và sự phục hồi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời BID đã củng cố bảng cân đối thông qua việc xóa nợ và trích lập dự phòng trong năm 2025.

BID đã hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ đầu tiên với số lượng cổ phiếu phát hành thành công đạt 123,8 triệu cổ phiếu, chiếm 62% kế hoạch phát hành. Giá phát hành là 38.800đ/cổ phiếu giúp doanh nghiệp thu được 4.805 tỷ đồng, tương đương 3,5% vốn chủ sở hữu hiện tại, ước tính tăng 0,4 điểm phần trăm hệ số CAR của BID lên 9% so với mức 8,6% ở cuối năm 2024.

Chính phủ đã công bố mức tăng trưởng tín dụng cho năm 2025 - 2026 dao động quanh ngưỡng 16%, cao hơn so với mức 15% của năm 2024. Cùng với các dự án đầu tư công được triển khai, dự kiến, các chính sách hỗ trợ tín dụng mới sẽ được NHNN tiếp tục được triển khai, tạo điều kiện cho BID nói riêng và khối ngân hàng nói chung tăng trưởng và phát triển bền vững.

Đóng cửa phiên giao dịch 17/4, cổ phiếu BID đang chốt quanh mốc 35.850 đồng/cp.

Liên quan tới đầu tư công, tháng 3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập 7 tổ công tác nhằm kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng ban hành Chỉ thị về các giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo mục tiêu GDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên.

Theo chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương phải đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt ít nhất 95% kế hoạch. Chính phủ đặt mục tiêu đến hết năm 2025 hoàn thành ít nhất 3.000km đường cao tốc, hơn 1.000km đường ven biển, cơ bản hoàn thiện Cảng hàng quốc tế Long Thành, các cảng khu vực Lạch Huyện, đưa vào khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, T2 Nội Bài, khởi công bến cảng Liên Chiểu và hoàn thành thủ tục đầu tư cảng biển quốc tế Cần Giờ (TP.HCM).

Trước đó, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, đặt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên. Theo đó, vốn đầu tư công được bổ sung thêm khoảng 36 tỷ USD (tương đương 875.000 tỷ đồng), cao hơn 84.300 tỷ đồng so với kế hoạch trước đó.

Link gốc

Bình luận (1)

CTG nay họp đại hội cổ đông, kiểu gì cũng có tin vui
08:25

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long