Giai đoạn bất định do thuế quan đã qua đi, thị trường đang bước vào một trạng thái ổn định mới. Đây là thời điểm nhà đầu tư nên đánh giá lại cả cơ hội và rủi ro trong phần còn lại của năm 2025.
1. Về mặt cơ hội:
Tái định giá sau biến cố thuế quan
Đàm phán thuế quan đã gần đến hạn chót 9/7 và bắt đầu nhiều nước đạt thoả thuận với Mỹ, thị trường chứng khoán các nước bắt đầu đi lên nhờ kỳ vọng chiến tranh thương mại kết thúc.
VN-Index hiện đã tiến gần 1.400 điểm – mức cao nhất trong hơn hai năm. Tuy nhiên, hơn 150 điểm trong số đó chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu trụ và các mã vốn hóa lớn, trong khi nhiều cổ phiếu khác vẫn đang bị định giá thấp do ảnh hưởng kéo dài từ các rào cản thuế quan. Điều này khiến giá cổ phiếu chưa phản ánh đầy đủ kỳ vọng về kết quả kinh doanh năm 2025.
Dù thị trường hiện tại không còn quá rẻ, nhưng với biến cố thuế quan đã qua đi, dòng tiền bắt đầu dịch chuyển trở lại vào các nhóm cổ phiếu từng bị kìm nén. Điều này sẽ tạo ra cơ hội chọn lọc cho nhà đầu tư trung và dài hạn.
Đây là thời điểm phù hợp để tái cơ cấu danh mục, ưu tiên những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, chưa tăng nhiều và có triển vọng tăng trưởng rõ ràng trong năm 2025.
2. Về mặt thách thức:
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh – nhưng mang tính tạm thời?
Một trong những động lực chính giúp GDP quý II tăng trưởng ấn tượng là nhờ sự bứt phá của hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, phần lớn đà tăng đến từ việc các quốc gia đối tác tranh thủ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trước khi giai đoạn 90 ngày hoãn thuế từ Mỹ kết thúc.
Điều này đồng nghĩa, đợt tăng trưởng quý II mang tính tạm thời. Khi các đối tác đã hoàn tất việc "gom hàng", xuất khẩu quý III có thể chững lại hoặc sụt giảm. Do đó, mức tăng GDP cao vừa qua chưa đủ đảm bảo cho một chu kỳ phục hồi bền vững kéo dài.
Thách thức từ tín dụng và tỷ giá
Tính đến hết tháng 6, tín dụng toàn hệ thống tăng 8,3% – thể hiện nỗ lực duy trì dòng vốn hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn tín dụng vẫn đang chảy vào lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng, trong khi các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục “đói vốn”.
Hệ quả là nhập siêu gia tăng trong khối doanh nghiệp nội địa, còn khả năng phục hồi thực chất vẫn chưa rõ rệt.
Song song đó, tỷ giá VND/USD đã mất gần 3% từ đầu năm, còn dự trữ ngoại hối hiện chỉ khoảng 75 tỷ USD – mức thấp nhất trong 5 năm. Điều này khiến dư địa điều hành chính sách tiền tệ bị thu hẹp đáng kể. Trong những tuần gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu hút ròng trên thị trường mở, đánh dấu sự chuyển hướng từ nới lỏng sang siết nhẹ.
Tuy nhiên với việc Fed có thể giảm lãi suất từ tháng 9/2025, điều này sẽ giúp giảm áp lực tỷ giá cho Việt Nam
3. Kết luận
Thị trường đang bước vào một chu kỳ ổn định mới, không còn quá “rẻ”, nhưng cũng không thiếu cơ hội. Câu chuyện lúc này không phải là bắt đáy, mà là chọn lọc.
Nếu bạn muốn nắm bắt những cơ hội sắp tới và không muốn bị bất ngờ bởi những pha điều chỉnh, hãy đồng hành cùng mình.
Bình luận (9)





