Hãy là người đầu tiên thích bài này
Bức tranh tài chính mang thương hiệu PVOIL Thái Bình
Hoạt động trong lĩnh vực mua bán, kinh doanh sản phẩm dầu mỏ và sản xuấtt, nước giải khát,.. PVOIL Thái Bình mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm uy tín, chất lượng. Thế nhưng, trong hành trình xây dựng, phát triển thương hiệu, PVOIL Thái Bình gặp phải không ít thăng trầm như: Đầu tư tài chính kém hiệu, kinh doanh “ổn định bền vững”, thậm chí có năm dòng tiền thuần trong kỳ âm hơn 4,99 tỷ đồng,…
 
Hành trình xây dựng thương hiệu
 
Thương hiệu PVOIL Thái Bình thuộc CTCP Xăng dầu Dầu khí Thái Bình (MCK: ) là doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở sáp nhập từ Công ty TNHH MTV Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí về Tổng công ty Dầu Việt Nam – PVOIL năm 2009. có địa chỉ tại số 545 đường Trần Lãm, phường Trần lãm, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
 
Công ty hoạt động trong lĩnh vực mua bán, kinh doanh sản phẩm dầu mỏ và sản xuất, kinh doanh nước giải khát, nước uống đóng chai với vốn điều lệ là 109 tỷ đồng (tương đương 10.900.000 cổ phiếu), gồm: Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP góp hơn 74,1 tỷ đồng bằng tài sản và tiền (tương đương 68% vốn điều lệ); Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương góp 11,9 tỷ đồng (tương đương 11% vốn điều lệ) và CTCP Quản lý quỹ Leadvisors góp 3,8 tỷ đồng (tương ứng 3,5% vốn điều lệ);…
 
 
Theo tìm hiểu của Phóng viên, PVOIL Thái Bình vận hành nhiều cửa hàng xăng dầu tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên. Ban lãnh đạo của PVOIL Thái Bình hiện nay gồm ông Đoàn Duy Công - Chủ tịch HĐQT, ông Trần Minh Tuấn - thành viên HĐQT và ông Quách Văn Sơn - thành viên HĐQT kiêm Giám đốc, người đại diện pháp luật. Hiện, ông Đoàn Duy Công đại diện cho 38% vốn của PVOIL tại PVOIL Thái Bình, ông Quách Văn Sơn đại diện cho 30% vốn của PVOIL tại PVOIL Thái Bình.
 
Được biết, PVOIL Thái Bình là công ty con trực thuộc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL sở hữu 68% cổ phần).
 
Vậy, mang thương hiệu hoạt động ra sao?
 
Theo tìm hiểu của Thương hiệu và Công luận, trong những năm gần đây, CTCP Xăng dầu Dầu khí Thái Bình () ghi nhận tốc độ tăng trưởng “ổn định bền vững”, đầu tư tài chính kém hiệu quả, thậm chí có những năm lưu chuyển tiền thuần trong năm âm tới 4,99 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm hơn 10,1 tỷ đồng.
 
Dữ liệu báo cáo tài chính (BCTC) đã kiểm toán năm 2022 cho thấy, đạt 2.038,2 tỷ đồng doanh thu tăng 108,3% (gấp 2,1 lần) so với mức 978,5 tỷ đồng năm 2021. Lãi gộp đạt 54,9 tỷ đồng. Trong năm 2022, đã đạt hơn 1,57 tỷ đồng doanh thu tài chính.
 
Kéo theo đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng theo. Cụ thể, chi phí bán hàng tăng 27%, đạt mức 41,3 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 18,5% đạt mức 11,5 tỷ đồng so với năm ngoái. Với kết quả đạt được, trong năm 2022, có lợi nhuận sau thuế ở mức 2,75 tỷ đồng, tăng 2,8% so với năm 2021.
 
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của đạt 155 tỷ đồng, tăng 0,6% so với năm 2021. Chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản của là tài sản cố định ghi nhận mức 69,5 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn của ở mức 76,1 tỷ đồng, trong đó, chiếm 1,5 lần là các khoản phải thu ngắn hạn (50 tỷ đồng), tiếp đến là hàng tồn kho ghi nhận 15,8 tỷ đồng. Tiền và tương đương tiền tăng 17,8% lên 9,9 tỷ đồng.
 
Về nguồn vốn, kết thúc năm 2022, vốn chủ sở hữu của đạt mức 113,2 tỷ đồng. Nợ phải trả ở mức 41,8 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn (41,1 tỷ đồng).
 
Cần nói thêm rằng, từ năm 2015 trở lại đây, vốn chủ sở hữu của liên tục suy giảm. Cụ thể, năm 2015 vốn chủ sở hữu của là 132,8 tỷ đồng thì năm 2016 và năm 2017 chỉ còn hơn 111 tỷ đồng. Năm 2018 và 2019, vốn chủ sở hữu của nhích lên rồi giảm nhẹ ở các mức 112,9 tỷ đồng và 112,8 tỷ đồng. Tới năm 2020, vốn chủ sở hữu của tụt sâu hơn về mức 109,1 tỷ đồng. Và năm 2021 và 2022 con số dừng lại lần lượt ở mức 111,8 tỷ đồng và 113,2 tỷ đồng.
 
 
 
Từ năm 2015 trở lại đây, vốn chủ sở hữu của liên tục suy giảm (Nguồn: BCTC PVOIL Thái Bình).
Đáng nói, hiệu quả kinh doanh của cực thấp với lợi nhuận mỏng, thể hiện qua các chỉ số sinh lời ở mức đáy so với trung bình ngành.
 
Theo khảo sát của Thương hiệu và Công luận, biên lợi nhuận gộp của liên tục giảm từ mức 6,52% năm 2015 xuống còn 4,76% năm 2019 và tăng lên 5,99 năm 2020. Tuy nhiên, năm 2021, biên lợi nhuận gộp giảm xuống ở mức 4,65%, thậm chí đến năm 2022 giảm xuống còn mức 2,69%. Trong khi đó, biên lãi gộp trung bình của các doanh nghiệp kinh doanh nhiên liệu trên sàn chứng khoán là trên 20% trong nhiều năm gần đây.
 
 
Biên lợi nhuận gộp của liên tục giảm (Nguồn: BCTC PVOIL Thái Bình).
 
Còn biên lãi ròng của thì loanh quanh mức 0,1 đến 0,3% trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2015, biên lãi ròng của ở mức 0,08% và đến năm 2022 ghi nhận ở mức 0,13%. Thậm chí, năm 2020 còn bị âm 0,13% trong khi biên lãi ròng trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành dao động từ 14 - 17% trong giai đoạn 2015 đến nay.
 
 
Biên lãi ròng của thì loanh quanh mức 0,1 đến 0,3% trong nhiều năm trở lại đây (Nguồn: BCTC PVOIL Thái Bình).
 
Trong một diễn biến khác, ngày 12/4/2023, tại báo cáo kết quả hoạt động năm 2022 trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2023, đã ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế là 3,50 tỷ đồng (đạt 116% kế hoạch). “Kết quả kinh doanh xăng dầu năm 2022 đơn vị đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, lợi nhuận đề ra”, báo cáo của Ban kiểm soát nhấn mạnh.
 
Dòng tiền kinh doanh âm, đầu tư tài chính kém hiệu quả?
 
Năm 2022, dù doanh thu và lợi nhuận của được cải thiện hơn so với năm trước nhưng công ty vẫn rơi vào tình trạng âm dòng tiền.
 
Cụ thể, tại thời điểm ngày 31/12/2022, lưu chuyển tiền thuần trong năm của “sụt giảm” 63%, ghi nhận ở mức 1,58 tỷ đồng, dù năm trước đạt 4,24 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ việc lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm gấp 9,54 lần so với năm ngoái. Cụ thể, năm 2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của ghi nhận âm 630 triệu đồng, tuy nhiên năm 2022, con số này đã “nhảy vọt” ghi nhận ở mức âm hơn 6,02 tỷ đồng. Còn lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm đến 872 triệu đồng.
 
 
Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2022 của PVOIL Thái Bình.
 
Trước đó, tại BCTC kiểm toán năm 2016 của cho thấy, năm 2015 ghi nhận doanh thu thuần hơn 684 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 44,6 tỷ đồng,.. Xét về dòng tiền, lưu chuyển tiền thuần trong năm âm tới 4,99 tỷ đồng (năm 2015), kéo theo đó là lợi nhuận sau thuế cũng “sụt giảm” ở mức 581 triệu đồng. Bên cạnh đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng âm 10,1 tỷ đồng.
 
Đáng chú ý, từ năm 2015 cho đến năm 2022, dòng tiền từ hoạt động đầu tư của cũng liên tiếp ghi nhận âm qua các năm. Cụ thể, năm 2015, dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 10,15 tỷ đồng. Năm 2017, dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 11,7 tỷ đồng và sang năm 2018 con số này đã tăng lên âm 14,7 tỷ đồng. Năm 2019, 2020 và 2021 dòng tiền hoạt động đầu tư lần lượt quay đầu giảm về mức âm 4,5 tỷ đồng âm 1,4 tỷ đồng và âm 630 triệu đồng. Tuy nhiên, sang năm 2022, dòng tiền hoạt động đầu tư đã tăng vọt gấp 9,54 lần so với năm trước, đạt âm 6,01 tỷ đồng.
 
 
 
Nguồn: BCTC kiểm toán của PVOIL Thái Bình.
 
Không chỉ có kết quả sinh lời thấp, BCTC năm 2022 của cũng ghi nhận hơn 47,4 tỷ đồng khoản phải thu của khách hàng ngắn hạn, tăng 26,7% so với thời điểm đầu năm 2022. Trong đó, hơn 11,3 tỷ đồng của CTCP Xăng dầu Dầu khí Hà Nội; Hơn 9,9 tỷ đồng của CTCP Vật tư Xăng dầu miền Bắc; Hơn 4,8 tỷ đồng của CTCP Petrol Euro và Cửa hàng xăng dầu Tây Sơn hơn 3,3 tỷ đồng. Ngoài ra, đơn vị này còn hơn 17,9 tỷ đồng các khoản phải thu khách hàng khác.
 
Bên cạnh đó, PVOIL Thái Bình có hơn 2,6 tỷ đồng khoản phải thu khác, bao gồm: CTCP Xăng dầu Dầu khí PVOILL Hải Phòng (897 triệu đồng), Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại XNK Hoàng Minh (581 triệu đồng), CTCP Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn (360 triệu đồng),…
 
Ngoài ra, PVOIL Thái Bình có hơn 15,9 tỷ đồng hàng tồn kho, dự phòng với số tiền là 76 triệu đồng.
 
 
Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2022 của PVOIL Thái Bình.
 
 
Tính đến thời điểm hiện tại, kể từ năm 2017 khi chính thức giao dịch trên thị trường UPCOM, có hơn 6 năm niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, 6 năm qua, mức lợi nhuận của PVOIL Thái Bình không có sự chuyển biến đáng chú ý. Cụ thể, năm 2021, mức lợi nhuận sau thuế của đơn vị này ghi nhận 2,68 tỷ đồng. Trước đó, năm 2020, lỗ sau thuế 727,7 triệu đồng. Năm 2019, cũng chỉ ghi nhận mức lãi 2,5 tỷ đồng. Năm 2018, ghi nhận 1,9 tỷ. Mức lợi nhuận sau thuế của không có sự thay đổi lớn trừ năm 2020 lỗ.
 
Giá cổ phiếu cũng không có sự biến động quá lớn, gần như “đứng im”. Đơn cử, trong thời gian gần đây, giá cổ phiếu của ghi nhận ở mức 50,600 đồng/CP.
 
Điểm đáng chú ý, vào đầu năm 2023, Công ty CP Chứng khoán SmartInvest đã mua 1.600.000 CP vào đầu năm 2023. Tháng 9/2021, CTCP Đầu tư Sao Thăng Long mua 1.626.200 CP. Đến cuối năm 2021, doanh nghiệp này tiếp tục mua thêm 200.900 CP.
 
Được biết, ông Trần Minh Tuấn - Thành viên HĐQT Dầu khí Thái Bình hiện cũng đang nắm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT tại CTCP Chứng khoán SmartInvest.
 
Đáng nói, ông Tuấn cũng là người có liên quan đến CTCP Đầu tư Sao Thăng Long (Mã DST - HNX) - tổ chức đã bán ra toàn bộ 1,84 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 16,9%) trong khoảng thời gian từ ngày 14 - 20/12/2022. Ông Tuấn hiện đang là Thành viên HĐQT tại doanh nghiệp này.
 
Hiện tại, Nhà nước đang nắm giữ 68% cổ phần tại thông qua Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV ) và 11% cổ phần thông qua Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nắm 100% vốn). Như vậy, với kết quả kinh doanh thấp, hiệu quả sinh lời thấp của trong nhiều năm qua, cổ đông Nhà nước chịu thiệt thòi trước tiên.
 
Từng lùm xùm vào năm 2021
 
Năm 2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Hùng Nam đã từng ký quyết định số 1994/QĐ-XPVPHC xử phạt đối với Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình (PVOIL Thái Bình) với số tiền bị phạt là 170 triệu đồng vì hành vi chiếm đất nông nghiệp và chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất.
 
Cụ thể, theo quyết định này, trong quá trình thực hiện dự án kinh doanh các sản phẩm dầu khí tại phường Lam Sơn, TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, PVOIL Thái Bình đã có hành vi chiếm đất nông nghiệp (đất nuôi trồng thủy sản) tại khu vực đô thị với diện tích từ 0,1ha đến dưới 0,5ha đất, thời điểm sử dụng (thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2018 đến nay) vi phạm quy định tại điểm c, khoản 2 và khoản 5 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
 
 
Quyết định xử phạt số 1994/QĐ-XPVPHC ngày 17/08/2021 của UBND tỉnh Hưng Yên.
 
 
PVOIL Thái Bình đã chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị với diện tích từ 0,1ha đến dưới 0,5ha đất (thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2018 đến nay) không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, vi phạm quy định tại điểm d, khoản 2 và khoản 3, Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
 
Với hai hành vi trên, PVOIL Thái Bình bị UBND tỉnh Hưng Yên quyết định phạt hành chính số tiền 170 triệu đồng và buộc phải dừng ngay hành vi vi phạm, khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục về đất đai theo quy định.
 
Trong Quyết định xử phạt số 1994, UBND tỉnh Hưng Yên giao cho ông Quách Văn Sơn - Giám đốc kiêm người đại diện của Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình để chấp hành. Nếu quá thời gian quy định không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
 
Chúng tôi thực hiện bài viết này với mong muốn thương hiệu PVOIL Thái Bình luôn là thương hiệu mang lại những sản phẩm thật uy tín, chất lượng cho người tiêu dùng; doanh nghiệp thì ngày càng phát triển bền vững.
 

Bình luận (1)

Trùm lùa gà,, trùm ăn chặn xăng
07:50

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long