Hãy là người đầu tiên thích bài này
VNB: Khi lợi nhuận chính không chỉ từ sách...

Nhiều năm gần đây, lợi nhuận sau thuế và doanh thu hoạt động tài chính của Sách Việt Nam luôn cao hơn doanh thu thuần, nhờ khoản cho vay chiếm phần lớn tổng tài sản.

Doanh thu bán sách nhỏ giọt, lãi vẫn tăng cao

CTCP Sách Việt Nam (SAVINA – UPCoM: VNB) được thành lập 10/10/1952. Tiền thân của công ty là Sở Phát hành sách Trung ương, được tách ra từ Nhà in Quốc gia từ năm 1956, sau đó đổi tên thành Quốc doanh Phát hành sách Trung ương năm 1960 và hợp nhất với Công ty XNK Sách báo để thành lập Tổng Công ty Phát hành sách năm 1978.

Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, in ấn và kinh doanh sách báo, văn hóa phẩm. Hiện vốn điều lệ thực góp của Savina là 679 tỷ đồng. 

Tháng 4/2016, Savina chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Ngày 15/7/2016, công ty đã chính thức niêm yết thành công trên hệ thống giao dịch sàn chứng khoán UPCOM của HNX với mã chứng khoán VNB.

Cũng trong năm này, Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch đã chọn Tập đoàn Vingroup là cổ đông chiến lược của Savina với tỉ lệ sở hữu 65% vốn điều lệ tương ứng hơn 44,14 triệu cổ phần. 

Trong cơ cấu cổ đông của Savina tại thời điểm cuối năm 2023, cổ đông Nhà nước là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nắm giữ hơn 67,9 tỷ đồng (10%), Tập đoàn Vingroup – CTCP là 443,6 tỷ đồng (65,3%) và cổ đông khác là 167,5 tỷ đồng (24,7%).

Về tình hình kinh doanh của Savina, kể từ khi lên sàn UPCoM, trong giai đoạn từ 27/04/2016 đến 31/12/2016, công ty ghi nhận doanh thu thuần hơn 18 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8,9 tỷ đồng. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 49%.

Năm 2017, sau một năm Vingroup trở thành cổ đông chiến lược doanh thu thuần của Savina tăng 72% so với năm 2016 lên 31 tỷ đồng. Công ty báo lãi sau thuế 27 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm trước.

Đáng chú ý, từ thời điểm năm 2019 trở lại đây, lợi nhuận sau thuế và doanh thu hoạt động tài chính của công ty này luôn cao hơn doanh thu thuần trong nhiều năm ròng.

Cụ thể, năm 2019, Savina ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 39 tỷ đồng, tăng nhẹ 5,4% so với năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của Savina tăng mạnh 182% lên 110 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng 173% lên 89,6 tỷ đồng, gấp 2,3 lần doanh thu thuần.

Năm 2021, Savina ghi nhận lãi sau thuế 32,7 tỷ đồng, sụt giảm 13,5% so với năm trước. Khoản lãi này vẫn cao hơn doanh thu thuần của công ty là 23 tỷ đồng, giảm 36,8% so với năm 2020. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty đạt 55,8 tỷ đồng.

Năm 2022, đã tăng từ 23,14 tỷ đồng năm 2021 lên 33,7 tỷ đồng năm 2022, tương đương tăng gần 46%. Doanh thu thuần công ty chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh, phát hành sách và cho thuê văn phòng.

Trong khi doanh thu hoạt động tài chính năm 2022 đạt tới gần 63 tỷ đồng, tăng 12,37% so với năm 2021. Bởi vậy, lợi nhuận sau thuế đạt 40 tỉ đồng, tăng 25% và cao hơn doanh thu thuần.

Đem 78% tài sản cho vay

Năm 2023, Savina ghi nhận đạt doanh thu thuần đạt gần 34,2 tỷ đồng, nhích nhẹ 1,5% so với năm trước. Công ty báo lãi trước thuế 86 tỷ đồng, tăng 72%; lãi sau thuế tương ứng đạt gần 69 tỷ đồng, tăng 72,5% so với năm 2022.

Savina đặt mục tiêu tổng doanh thu (bao gồm doanh thu bán hàng và tài chính) năm 2023 là 114,6 tỷ đồng và lãi trước thuế 66,5 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm, công ty đã hoàn thành vượt mức 16% kế hoạch doanh thu và 29,3% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tại thời điểm ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Savina đạt 1.056 tỷ đồng, tăng 8,1% so với hồi đầu năm.

Trong đó, phần lớn là tài sản ngắn hạn, lên đến 1.033,7 tỷ đồng, chiếm gần 98% tổng tài sản công ty. Đáng chú ý, trong kỳ, các khoản tiền và tương đương tiền của Savina giảm mạnh 85,7% từ 13,3 tỷ đồng hồi đầu năm, xuống còn 1,9 tỷ đồng. Chủ yếu là do tiền gửi không kỳ hạn giảm mạnh từ 4,8 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 1,7 tỷ đồng.

Phần lớn tài sản ngắn hạn của Savina đến từ khoản phải thu về cho vay ngắn hạn là 827 tỷ đồng, chiếm 78% tổng tài sản, tăng 7,4% so với đầu năm. Theo thuyết minh báo cáo tài chính của công ty, đây là khoản cho các đối tác doanh nghiệp vay, thời hạn 1 năm với lãi suất từ 11% đến 12%/năm.

Đáng nói, Savina đã liên tục cho vay trong nhiều năm. Năm 2016, khoản phải thu về cho vay ngắn hạn của công ty là 600 tỷ đồng. Theo thuyết minh báo cáo, đây là khoản vay của CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái (công ty cùng Tập đoàn). Đến năm 2017, khoản vay này đã được tất toán.

Tuy nhiên, trong năm 2017 lại phát sinh 1 khoản phải thu về cho vay khác giá trị 550 tỷ đồng, là khoản cho vay một đối tác doanh nghiệp với kỳ hạn 1 năm, hưởng lãi suất từ 6%/năm và không có tài sản đảm bảo.

Đến năm 2019, khoản vay trên đã được đảm bảo bằng vốn góp của bên đi vay. Khoản phải thu về cho vay này liên tục được gia hạn thêm trong những năm sau đó. 

Thuyết minh khoản phải thu về cho vay ngắn hạn của Savina chuyển từ "một đối tác doanh nghiệp" sang "các đối tác doanh nghiệp".

Năm 2022, khoản này tăng thêm 220 tỷ đồng lên mức 770 tỷ đồng. Trong thuyết minh, từ "một đối tác doanh nghiệp" như những năm trước đã chuyển thành "các đối tác doanh nghiệp". 

Nguyễn Thị Thu Hương

Link gốc

 

Đang tải nội dung...

Bình luận (7)

Ngồi không hưỡng chênh lãi 7_8% ngon quá còn gì nữa , làm thấy mẹ còn không ra
09:49
Đã có một doanh nghiệp từng mua VNB 500 tỷ
10:09
 1
ủa tại sao lãi lại cao hơn doanh thu thuần v mng
10:11

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long