Hãy là người đầu tiên thích bài này
VGI: Vị thế nay đã khác

Chiến lược kinh doanh này cũng được nhấn mạnh tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tổng công ty Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global – mã chứng khoán: VGI) diễn ra ngày 5/6. Về chiều sâu, để phát triển bền vững và hiệu quả, Viettel Global duy trì vị trí số một và tiếp tục mở rộng các dịch vụ mới tại thị trường như tài chính điện tử, cloud, các dịch vụ số tiện ích cho chính phủ và người dân…

Về chiều rộng, theo lời mời của các quốc gia như Dominica, Venezuela, Nicaragua, Uganda… Viettel tiếp tục khảo sát thị trường mới để tìm kiếm các cơ hội mới.

Vươn tầm thế giới là giấc mơ không chỉ của Viettel, nhưng trong lĩnh vực viễn thông, Viettel chính là người tiên phong hiện thực hóa mơ ước ấy với việc thành lập Viettel Global vào năm 2006. Sau 3 năm nỗ lực tìm kiếm cơ hội hợp tác, xin giấy phép, xây dựng hạ tầng mạng lưới, tháng 2/2008, Viettel chính thức khai trương thị trường tại Campuchia với thương hiệu Metfone. Đây là thị trường nước ngoài đầu tiên của Viettel.

Năm 2009, Viettel tiếp tục thành lập thương hiệu Unitel tại Lào. Để học hỏi và cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông lớn trên thế giới, cũng như có thị trường rộng lớn hơn, những năm sau đó, Viettel Global liên tục mở rộng hoạt động tới Đông Timor, châu Mỹ, Peru, châu Phi và Myanmar với những thương hiệu viễn thông khác nhau. Đặc điểm chung của những thị trường này đều là các nước đang phát triển, có mức thu nhập bình quân thấp, nhưng lại mở ra tiềm năng lớn nhờ nhu cầu viễn thông chưa được khai thác hết.

Hiện tại Viettel Global vận hành 10 nhà mạng tại 10 quốc gia với gần 100 triệu khách hàng, chưa kể các văn phòng đại diện tại Mỹ, Pháp, Nga, Nhật… Trong đó, theo báo cáo thường niên 2023, Viettel Global nắm vị trí số một về thị phần tại 6 thị trường nước ngoài gồm: Lumitel tại Burundi, Telemor tại Đông Timor, Metfone tại Campuchia, Mytel tại Myanmar, Unitel tại Lào và Natcom tại Haiti.

Mới đây, tháng 5/2024, Viettel tiếp tục có thị trường thứ bảy vươn lên Top 1 về thị phần, đó là Movitel tại Mozambique với 11,7 triệu thuê bao, cách xa con số 100.000 thuê bao của nhà mạng thứ hai Vodacom.

Thương hiệu viễn thông Movitel của Viettel tại Mozambique.

Bên cạnh lĩnh vực viễn thông truyền thống, Viettel Global tiếp tục mở rộng không gian tăng trưởng, đầu tư vào lĩnh vực mới như công nghệ thông tin, dịch vụ số, nội dung số. Nhờ đó, Viettel Global đã có những thành công ban đầu.

Theo thông tin đăng tải trên Viettel, tại châu Phi, doanh thu của ví điện tử e-Mola của Movital tại Mozambique trong năm 2023 tăng trưởng 422%, số lượng thuê bao ví tăng 187%. Năm 2023, toàn thị trường Mozambique tăng 3,87 triệu thuê bao ví điện tử, riêng e-Mola tăng 3,36 triệu thuê bao, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng doanh thu dịch vụ của doanh nghiệp. Nửa đầu năm 2024, công ty ví điện tử e-Mola tăng 169% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Burundi - nơi dòng tiền giao dịch qua ví điện tử tương đương GDP của cả nước, doanh thu ví Lumicash của Lumitel trong năm 2023 tăng trưởng 81% so với năm trước đó, giữ vị trí số một thị phần tại đây.

Tại Campuchia, thương hiệu Metfone được đánh giá là mạng chuyển dịch tốt nhất với 91% doanh thu đến từ thuê bao data. Tại Myanmar, nổi bật nhất trong hệ sinh thái số của Mytel là MyID - một “siêu ứng dụng”, hiện đã có 30 triệu người dùng, 11 triệu người dùng hàng tháng và 5 triệu người dùng hàng ngày.

Nhìn lại chặng đường 18 năm đầu tư ra nước ngoài của Viettel Global, có thể thấy vị thế của doanh nghiệp này nay đã khác. Từ một doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư, đến nay nhiều quốc gia trong khu vực châu Mỹ Latinh, châu Phi đã bày tỏ mong muốn mời Viettel Global khảo sát đầu tư.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, Viettel Global ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 16.594 tỷ đồng, tăng 25% so với nửa đầu năm 2023, cao hơn 5 lần so với mức tăng trưởng viễn thông thế giới (4,3%), theo Gartner. Nếu tính trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp này có doanh thu khoảng 91 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.740 tỷ đồng.

Năm 2024, Viettel Global đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 5.500 tỷ đồng và đến nửa đầu năm đã đạt 53% mục tiêu doanh thu và 96% chỉ tiêu lợi nhuận. Dù vậy, tại thời điểm ngày 30/6/2024, Viettel Global còn khoản lỗ lũy kế hơn 1.223,5 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận “trồi sụt” thất thường, thậm chí có năm lỗ nặng. Nếu hoàn thành kế hoạch, công ty có thể thoát khỏi tình trạng lỗ lũy kế kéo dài sau nhiều năm đầu tư ra nước ngoài.

Nhìn lại bức tranh tài chính, Viettel Global bắt đầu thua lỗ từ năm 2016 khi báo lỗ sau thuế 3.427,2 tỷ đồng. Chủ yếu do một số thị trường châu Phi bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá khi quy đổi doanh thu từ đồng nội tệ sang USD.

Năm 2018, Viettel Global bất ngờ ghi nhận khoản lỗ từ công ty liên kết lên tới 1.419 tỷ đồng, trong khi năm trước đó lại lãi 439 tỷ đồng. Khoản lỗ này đã góp phần khiến cho Viettel Global ghi nhận khoản lỗ sau thuế là 1.070,9 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm trước đó. Lỗ lũy kế của công ty từ đó cũng tăng lên 5.396,8 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh của Viettel Global từ năm 2016 đến nay.

Viettel Global tiếp tục “điệp khúc” thu cao nhưng lợi nhuận giảm mạnh. Sang đến năm 2019, mặc dù khoản lỗ từ công ty liên kết không còn, đạt tăng trưởng dương với 323 tỷ đồng, Viettel Global tiếp tục bão lỗ sau thuế là 535,4 tỷ đồng, thu hẹp đi một nửa so với thực hiện của năm trước đó.

Sau giai đoạn khó khăn thời kỳ Covid-19, doanh nghiệp đã có kết quả kinh doanh khởi sắc trong 2 năm liền 2022-2023. Trong đó, 2023 được xem là năm thành công của Viettel Global khi doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận sau thuế đạt mức cao kỷ lục, lần lượt là 28.212,2 tỷ đồng và 1.647,1 tỷ đồng. Nhờ đó, lỗ lũy kế giảm còn 3.377,3 tỷ đồng.

Hà Anh-Link gốc

Bình luận (14)

09:41
09:48
 1
Sao con này tốt thế mà ko chuyển sàn qua HOSE nhỉ
09:53

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long