Hãy là người đầu tiên thích bài này
Vấn đề năng lượng trên toàn thế giới
FireAnt | 10:14

Thế giới đang có nguy cơ đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng mới, khi việc thiếu nguồn cung đã đẩy giá của các loại nhiên liệu và năng lượng tăng phi mã, đe dọa sự phục hồi quá mong manh của nền kinh tế hậu COVID-19.

Thế giới đang chịu những vấn đề gì ?

Trung Quốc, Anh và Liên minh châu Âu (EU) và Anh là những nền kinh tế thuộc elite class (nhóm đầu) đang phải hứng chịu thiếu hụt nguồn cung năng lượng khiến cho nền kinh tế đình trệ. Tuy nhiên, vấn đề mà ba nền kinh tế này gặp phải lại khác nhau.


 
I.    Trung Quốc

Kể từ cuối tháng 9, tình trạng cắt điện luân phiên ở Trung Quốc đã lan ra 1/2 quốc gia. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc phải hạn chế sử dụng điện trên quy mô lớn. Từ năm 2000 trở lại đây, nước này đã ít nhất 3 lần xảy ra các cuộc khủng hoảng do thiếu điện và lần gần đây nhất là năm 2011.

Khi đó, do hạn hán và giá than tăng vọt, việc thiếu điện đã gây ảnh hưởng tới 17 tỉnh, thành. Đây cũng là thời điểm Trung Quốc bắt đầu thực hiện “mục tiêu kép” về kiểm soát tiêu hao năng lượng, tức đưa ra các hạn chế cứng đối với cường độ và tổng lượng tiêu thụ năng lượng.

Đợt thiếu điện lần này trên thực tế đã nhen nhóm từ cuối năm 2020 và chủ yếu tập chung ở một vài tỉnh, thành khu vực miền Trung và phía Đông Trung Quốc. Sang đến năm 2021, thiếu điện ngày càng lan rộng và trở nên trầm trọng ở một số trung tâm xuất khẩu và sản xuất chính ở nước này.

Các cơ sở công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc đã phải vật lộn với tình trạng giá điện tăng mạnh và phải hạn chế sử dụng điện ít nhất là từ tháng 3. Khi đó, chính quyền Nội Mông yêu cầu một số ngành công nghiệp nặng, như nhà máy luyện nhôm, hạn chế sử dụng điện để họ có thể đạt được mục tiêu sử dụng năng lượng trong quý đầu tiên. 

Đến tháng 5, các nhà sản xuất ở Quảng Đông, tỉnh xuất khẩu chính của Trung Quốc, cũng nhận được yêu cầu tương tự trong bối cảnh thời tiết nắng nóng kết hợp với sản lượng thủy điện thấp hơn bình thường, gây căng thẳng cho hệ thống lưới điện quốc gia. Các khu công nghiệp lớn khác dọc bờ biển phía Đông nước này cũng bị giới hạn mức tiêu thụ điện và bị cắt điện luân phiên.
Sang đến tháng 9, việc hạn chế sử dụng điện đã lan sang 16 tỉnh, thành, tức hơn 1/2 đất nước Trung Quốc, trong đó có thủ đô Bắc Kinh và ảnh hưởng tới cả điện sinh hoạt của các hộ gia đình cũng như điện sử dụng tại các địa điểm công cộng.

II.    EU

Giá năng lượng tăng cao đã trở thành vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của EU khi các nhà lãnh đạo kêu gọi độc lập hơn về năng lượng giữa bối cảnh gần 90% nguồn cung của khối này là nhập khẩu và Nga là một trong những nguồn nhập chủ yếu của EU, cùng với Na Uy, dữ liệu từ Ủy ban châu Âu tiết lộ. Khí đốt bán buôn của Hà Lan tại trung tâm TTF đã phá vỡ mức 115,59 USD hôm 5.10 và hợp đồng giao dịch trước tháng – một tiêu chuẩn châu Âu cho giao dịch khí đốt tự nhiên – hiện đang giao dịch ở mức khoảng 160,19 USD mỗi megawatt giờ.

Nguồn cung khí đốt của châu Âu từ lâu đã là một vấn đề gai góc. Vấn đề này thường gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và EU khi Washington từng trừng phạt một công ty của Đức (nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất châu Âu) vì đã ký hợp đồng xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 với Nga.


 
Giá khí đốt tại Châu Âu leo dốc mạnh

III.    Anh Quốc

Các phương tiện xếp hàng dài tại những trạm xăng dầu do nhu cầu tăng đột biến, nhiều nhà cung cấp năng lượng phá sản, giá khí đốt tăng… Nước Anh đang phải đối mặt với nguy cơ của một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có xuất phát từ nhiều yếu tố và sẽ tạo áp lực tới một loạt ngành công nghiệp, dịch vụ thiết yếu cũng như hóa đơn của các hộ gia đình khi mùa đông đang đến gần.

Theo cơ quan Thương mại dầu khí Anh, giá khí đốt bán buôn đã tăng 70% trong tháng 8-2021 và tăng 250% kể từ đầu năm. Một trong những lý do chính là nhu cầu khí đốt toàn cầu tăng khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau thời gian dài bị gián đoạn do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. Reuters đưa tin, giá khí đốt trên hợp đồng chốt giao dịch cho ngày tiếp theo ở Anh tăng thêm 0,56 USD, tương đương 14,7%, lên mức cao nhất mọi thời đại là 4,35 USD/thùng vào lúc 8h07 ngày 6.10, giờ GMT (tức 3h chiều theo giờ Việt Nam).

Còn Hãng tin Bloomberg cho biết, điều kiện thời tiết đã gây ảnh hưởng tới sản lượng của 11.000 tuabin gió ở Anh, vốn chiếm 20% sản lượng điện. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu về khí đốt tự nhiên để sản xuất điện tăng lên và nước này phải chuyển sang các nhà máy đốt than để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng.    

Còn theo Hãng tin BBC, Hiệp hội các Nhà bán lẻ xăng dầu đại diện cho gần 5.500 cửa hàng độc lập cảnh báo có tới 2/3 số thành viên của họ đã hết nhiên liệu, số còn lại cũng đang đối mặt với tình trạng khan hiếm và dần cạn kiệt.

Tập đoàn dầu mỏ BP xác nhận rằng họ đã tạm thời đóng cửa một số trạm xăng ở Anh do thiếu xăng và dầu diesel không chì. Trả lời hãng CNBC qua thư điện tử, đại diện Tập đoàn dầu mỏ BP cho biết, tình trạng này xuất phát từ sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng do thiếu hụt tài xế vận chuyển.

Giá xăng tại Anh cũng đã tăng hơn 80% theo giá dầu khí, khí đốt thế giới

Nguyên nhân vì sao lại có tình trạng như vậy

Các nhà phân tích cho rằng có một vài nhân tố dẫn đến sự gia tăng năng lượng toàn cầu. Một số nhận định rằng đây là hậu quả tất yếu khi mà nhu cầu sản xuất tăng lên sau khi các nước mở cửa và tiếp tục hoạt động sản xuất sau đại dịch. Tuy nhiên, tốc độ sản xuất các nguồn năng lượng lại không hồi phục nhanh như vậy, từ đó dẫn đến lũng đoạn trong chuỗi cung ứng.


 
Một số nhà phân tích khác lại đánh giá gia tăng của giá năng lượng là một ví dụ của “lạm phát xanh” (greenflation), gây ra bởi càng nhiều các giới hạn mà chính phủ đặt ra cho năng lượng truyền thống nhằm đảm bảo lượng khí Carbon thải ra trong mức quy định. Trong các năm gần đây chính phủ các nước đẩy mạnh khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, nhằm đáp ứng được mục tiêu phát thải toàn cầu.

Tác động lên nền kinh tế

Sự tăng giá năng lượng hiện nay đang đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Thị trường hiện nay sẽ cảm nhận sự thiếu hụt của một loạt nguồn cung các sản phẩm dệt may, đồ chơi, linh kiện máy móc điện tử,…

Giá khí đốt và xăng dầu tăng cao cũng sẽ đẩy lạm phát trên thế giới – vốn đã cao, nay lại cao hơn nữa. Tại Đức, với việc chi phí sản xuất tăng cao nhất trong nhiều thập kỉ trở lại đây, thì cộng với giá điện và nguyên liệu tăng có thể đẩy lạm phát tăng lên từ 0.25%-1% vào năm sau.

Các nhà đầu tư lợi dụng điều này để trục lợi, tiếp tục đẩy giá nhiên vật liệu tăng cao hơn nữa và lũng đoạn thị trường. Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện quốc hội Mỹ và chồng đã mở trade 3x ETF Natural Gas 2 tháng trước- trước khi giá gas tăng. Sau đấy bà đã thanh lí hợp đồng và kịp rút khỏi chính trường với lí do sức khỏe.
 
Chính phủ các nước đã làm gì ?

Trung Quốc đã yêu cầu nhà máy than tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu của cá nhân và tổ chức doanh nghiệp. Định hướng của chủ tịch Tập Cận Bình: Chúng tôi đặt an ninh năng lượng lên hàng đầu, không để thiếu điện, nhưng chúng tôi vẫn theo đuổi mục tiêu năng lượng xanh. Có lẽ Trung Quốc đã nhận ra rằng không thể đẩy nền kinh tế đại lục vào vách đá, nên đã đưa ra một tiêu chuẩn kép, vừa tiếp tục sản xuất vừa kiểm soát lượng khí thải. Điều này được đánh giá còn khó hơn vừa mở cửa kinh tế vừa chống dịch, bắt chạy nhiệt điện mà không cho tăng khí thải.
Về phía EU, Nga đã hứa giúp các nước thuộc khối liên minh nhưng với điều kiện phải đẩy nhanh tiến độ dự án Dòng chày phương Bắc 2 (Nord Stream 2). Điện Kremlin đã nắm bắt tình hình để đạt được lợi thế chiến thuật. Nhu cầu tăng cao mang đến cho Nga cơ hội khuyến khích các khách hàng châu Âu ký hợp đồng dài hạn với Gazprom thay vì mua bán ngắn hạn trên các sàn giao dịch. Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy EU thực hiện các bước phê duyệt cuối cùng cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2.

Nhìn vào diễn biến chính trị, có thể thấy được rằng giá của khí đốt sẽ tiếp tục tăng, nhưng sẽ không quá lí tưởng sau vụ thương thảo giữa Nga và EU. Ở khía cạnh khác, Mỹ cũng đang xem xét sử dụng kho dự trữ để bình ổn giá năng lượng. Cuộc chơi năng lượng của các quốc gia không còn là một chiều, mà hiện tại đã có sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới, điều này sẽ có tác động cả tiêu cực lẫn tích cực lên nền kinh tế toàn cầu trong tương lai.

Bình luận (15)

10:14
Nguyễn Việt Đức nhóm này của anh Tuấn Mượt em không theo dõi ạ
10:16
Hiếu Nguyễn Tuấn Mượt :)) Mọi ng sao lại sợ hãi thế. Tớ leo vs a từ 27-44 r :))
10:18

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long