Hãy là người đầu tiên thích bài này
Tổ hợp hoá dầu 5,4 tỷ USD lớn nhất Việt Nam hoạt động thương mại từ tháng 10/2024, dự kiến đem về 15.000 tỷ doanh thu cho 'đại gia' Thái Lan SCG ngay trong năm 2024

SCG cho biết trước bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và tình trạng dư thừa nguồn cung, đây sẽ là mục tiêu nhiều thách thức cho dự án.

Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý 2/2024 với sự tăng trưởng cả về doanh số và lợi nhuận so với quý trước, đặc biệt nhờ sự phục hồi thị trường Việt Nam và Indonesia.

Tại Việt Nam, SCG ghi nhận doanh thu bán hàng trong nửa đầu năm 2024 đạt 16.000 tỷ đồng (tương đương 656 triệu USD), tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này chủ yếu do sự tăng trưởng doanh thu bán hàng từ Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP).

Đây là tổ hợp hóa dầu tích hợp hoàn chỉnh đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam với diện tích mặt đất là 464ha và diện tích mặt nước là 194ha (cho hệ thống cảng biển). Đây cũng là dự án duy nhất có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD của Thái Lan tại Việt Nam và chiếm tới hơn 30% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Khi đi vào hoạt động, tổ hợp này sản xuất khoảng 1,4 triệu tấn hạt nhựa mỗi năm - nguyên liệu đầu vào để sản xuất nhiều sản phẩm nhựa dùng trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày. Sản phẩm từ Tổ hợp sẽ giúp thay thế các sản phẩm polyolefin nhập khẩu cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho các nhà sản xuất hạ nguồn tại thị trường nội địa.

SCG cho biết dự án trọng điểm là Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn (LSP) sẽ bắt đầu vận hành thương mại vào quý 3 năm nay để cung cấp hạt nhựa cho thị trường trong nước và hỗ trợ các ngành liên quan.

Cụ thể, Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn (LSP) sẽ tái khởi động hoạt động của cả hệ thống thượng nguồn và hạ nguồn trong tháng 8; dự kiến đi vào hoạt động thương mại từ tháng 10/2024. Dự kiến, doanh thu từ dự án sẽ đạt mức 15.000 tỷ đồng (600 triệu USD) vào năm 2024 và khoảng 38.000 tỷ đồng (1,5 tỷ USD) vào năm 2025.

Song, SCG cho biết trước bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và tình trạng dư thừa nguồn cung, đây sẽ là mục tiêu nhiều thách thức cho dự án. Bên cạnh đó, là dự án có vốn đầu tư lớn, LSP cũng chịu các khoản chi phí thường niên như phí khấu hao và lãi suất.

SCG bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1992 đến nay với hơn 21 công ty thành viên đang hoạt động kinh doanh với hơn 8.500 nhân viên. Trong đó, các sản phẩm thuộc ngành Xi măng - Vật liệu xây dựng gồm: ngói bê tông; xi măng trắng; bê tông tươi thương hiệu SCG; gạch men ốp tường và lót sàn thương hiệu Prime; sứ vệ sinh và phụ kiện nhà tắm COTTO.

Đặc biệt là thương vụ đình đám nhất diễn ra vào tháng 6/2018, SCG đã ký thỏa thuận mua lại 29% cổ phần của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) trong dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (Dự án Long Sơn), tăng vốn sở hữu từ 71% lên 100%.

SCG cũng là cổ đông chi phối của Nhựa Bình Minh (BMP), Bao bì Biên Hoà (SVI), Nhựa Duy Tân…

Từ năm 2023, SCG gây chú ý khi Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn đi đến những khâu cuối cùng để vận hành. Dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn được cấp giấy chứng nhận đầu tư tháng 7/2008, có tổng vốn đầu tư ban đầu là 3,77 tỷ USD, sau đó tăng lên 4,5 tỷ USD và tăng lên 5,4 tỷ USD vào giai đoạn cuối.

Tri Túc

Link gốc

Bình luận (7)

Sản phẩm của nhà máy này có được dùng làm đầu vào cho BMP không các bác?
21:16
 2
Học Đầu Tư trong ngắn hạn thì 70% vẫn mua từ dgc, chỉ chủ động đc tầm 30% thuj . Nhưng dài lâu thì bmp chủ động đc hoàn toàn nguồn pvc nội địa, khg còn phải bị động phụ thuộc từ nhập khẩu nữa. Đến khi đó thì các...Thêm
21:25
 3
Học Đầu Tư Chính xác! Đây là chung 1 hệ sinh thái! Nhựa Bình Minh hưởng lợi rất lớn từ tổ hợp sinh thái này! Chúc mừng cổ đông BMP!
08:40
 2

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long