Hãy là người đầu tiên thích bài này
TCM: Vừa bị Hải quan xử phạt, Dệt may Thành Công kinh doanh ra sao?

Mới đây, Cục Kiểm tra sau thông quan đã có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Dệt may Thành Công do hàng loạt vi phạm trong lĩnh vực Hải quan.

Dệt may Thành Công bị phạt nặng do hàng loạt vi phạm trong lĩnh vực Hải quan - Ảnh: TCM.

Cụ thể, Công ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) đã bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt lên đến gần 1,8 tỷ đồng, do có hàng loạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực Hải quan, trong đó, có nhiều hành vi vi phạm nhiều lần.

Theo đó, TCM đã bị Cục Kiểm tra sau thông quan xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền lên đến gần 1,8 tỷ đồng. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính với số tiền gần 619 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, theo Báo cáo sơ bộ của công ty mẹ TCM, trong 11 tháng đầu năm, TCM mang về khoảng 3.481 tỷ đồng doanh thu, tăng 10% so với cùng kỳ và đạt 94% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế ước đạt hơn 263 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ, đồng thời vượt 63% mục tiêu lợi nhuận năm.

Riêng trong tháng 11, doanh thu của công ty mẹ đạt 325 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt gần 21 tỷ đồng, tăng 18% và 151% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, doanh thu chủ yếu từ sản phẩm may, chiếm tới 76%, kế đến là vải chiếm 16% và sợi là 7%.

Lãnh đạo TCM cho biết, đến nay doanh nghiệp đã gần lấp đầy đơn hàng cho quý I/2025 và chuẩn bị tiếp nhận đơn hàng cho quý II.

Trong năm 2024, TCM đẩy mạnh đơn hàng đến Hàn Quốc, đặc biệt đơn hàng từ Tập đoàn E-Land với 10 triệu sản phẩm may, gấp đôi năm 2023. Riêng thị trường Hàn Quốc đóng góp gần 36% trong tổng doanh thu toàn thị trường châu Á (68,3%); thị trường châu Mỹ chiếm 27,5%; và thị trường châu Âu là 4% (số liệu cập nhập trong 11 tháng năm 2024).

Kết quả kinh doanh tăng trưởng của TCM diễn ra trong bối cảnh toàn ngành dệt may Việt Nam đang có những phục hồi tích cực. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 44 tỷ USD, đúng với kế hoạch đề ra và tăng 11% so với năm trước. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường chủ lực với kim ngạch ước đạt 16,71 tỷ USD, tăng 12,33% so với năm 2023, chiếm 37,98% tổng giá trị xuất khẩu. Các thị trường lớn khác gồm Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN cũng đóng góp quan trọng vào thành công chung của ngành.

Đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường: xung đột leo thang ở nhiều khu vực, giá xăng dầu và cước vận tải biến động mạnh, kinh tế - thương mại phục hồi chậm, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm, thiên tai, biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng diễn biến phức tạp.

Trên thị trường, cổ phiếu TCM đang giao dịch quanh mức giá 48.150 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 10,6% so với hồi đầu tháng 7/2024.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS nhận định, dù giá không tăng nhưng kết quả năm 2024 vẫn khả quan. Nguyên nhân là các doanh nghiệp đã tận dụng tốt sự chuyển dịch đơn hàng xuất khẩu từ một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc. Hiện nay, hầu hết các công ty dệt may đã có đơn hàng đến quý I/2025 và đang đàm phán đơn hàng cho quý II/2025. Với đà phục hồi mạnh mẽ trên, năm 2025, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 47 - 48 tỷ USD.

9 vi phạm trong lĩnh vực Hải quan của TCM:

Thứ nhất, quản lý chưa chặt chẽ, chính xác đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình E21, E31 phát sinh chênh lệch thiếu/âm đối với một số nguyên liệu, vật tư tại thời điểm hết ngày 31/12/2023 mà chưa giải trình, xác định được chính xác, cụ thể nguyên nhân chênh lệch khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan.

Thứ hai, quản lý chưa chặt chẽ, chính xác đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình E21 phát sinh chênh lệch thừa/dương đối với một số nguyên liệu, vật tư tại thời điểm hết ngày 31/12/2023 thuộc các hợp đồng gia công đã kết thúc mà chưa giải trình, xác định được chính xác, cụ thể nguyên nhân chênh lệch khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan. Tại thời điểm kiểm tra, Công ty vẫn chưa có phương án xử lý đối với các nguyên liệu, vật tư này.

Thứ ba, Công ty chưa kê khai nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa thuộc 10 tờ khai nhập khẩu tại chỗ theo loại hình E31 từ doanh nghiệp nội địa theo chỉ định của đối tác nước ngoài và khai sai đối tượng miễn thuế giá trị gia tăng dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc 01 tờ khai nhập khẩu theo loại hình A12.

Thứ tư, Công ty đã khai báo sai đồng tiền của khoản phí điều chỉnh cộng (phí vận chuyển) của 30 dòng hàng thuộc 17 tờ khai nhập khẩu miễn thuế E31 (đồng tiền của khoản phí vận chuyển thực tế là VNĐ nhưng Công ty khai báo là USD) và khai sai tổng trị giá tính thuế của 01 tờ khai xuất B11 (tổng trị giá tính thuế là 71.481,14 USD nhưng Công ty khai báo là 7.148.114 USD) dẫn tới sai trị giá tính thuế của các dòng hàng thuộc 17 tờ khai tờ khai nhập E31, 01 tờ khai xuất B11.

Thứ năm, Công ty đã lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, thành phẩm xuất khẩu năm 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 chưa phù hợp với số liệu ghi nhận trên sổ theo dõi nguyên liệu, vật tư, thành phẩm.

Thứ sáu, Công ty chưa thực hiện thủ tục thông báo hợp đồng gia công lại, cơ sở sản xuất của bên nhận gia công lại cho cơ quan hải quan theo quy định. Như vậy, hành vi của Công ty đã vi phạm quy định về đưa nguyên liệu, vật tư đến cơ sở khác gia công lại mà không thông báo cho cơ quan hải quan.

Thứ bảy, việc khai báo xuất xứ của mặt hàng “V96C4L6567- X#&Vải dệt kim 96% cotton 4% lycra, khổ 65/67" (vải nhuộm) các loại” xuất khẩu thuộc 07 dòng hàng/05 tờ khai xuất khẩu theo loại hình E52 đã được kiểm tra của Công ty là chưa phù hợp, hàng hóa xuất khẩu của Công ty chưa đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam theo quy định. Tuy nhiên Công ty đã kê khai trên hồ sơ xuất khẩu là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam - Made in Việt Nam.

Thứ tám, Công ty đã tổng hợp, thống kê chưa thống nhất, chính xác về thông tin một số nguyên phụ liệu tại bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ thuộc hồ sơ đề nghị cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ REX so với thực tế quản lý sản xuất sản phẩm xuất khẩu của Công ty…Hành vi của Công ty đã vi phạm quy định về cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Thứ chín, hàng hóa thuộc 09 dòng hàng thuộc 07 tờ khai xuất khẩu theo loại hình E62 có lập hồ sơ tự chứng nhận xuất xứ REX của Công ty không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định. Hành vi này đã vi phạm quy định về tự chứng nhận sai xuất xứ hàng hóa khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Đình Đại-Link gốc

Bình luận (32)

Chắc ba mẹ mày đẻ mày ra ko đau lozzz lắm lắm nhĩ
10:36
Dương Ngô Tuấn này thì làm Brocker các kiểu có cái tin máy chữ đọc *** ra hồn . Đầu lozzzz có khác
10:38
Huỳnh Phi hahaa chịu thui, t có phải nắm bắt dc mọi thứ đâu. thứ nhất con này t del quan tâm, t chỉ đọc báo thấy nó ghi thế thì t bảo thế chứ t không quan tâm, m hiểu không
10:40

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long