Hãy là người đầu tiên thích bài này
Tài chính tuần qua: Sacombank, VIB, MBBank và Eximbank ghi nhận nợ nhóm 5 tăng mạnh

Sacombank, VIB, MBBank và Eximbank ghi nhận nợ xấu có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng mạnh đột biến trong 9 tháng đầu năm, đối diện rủi ro “bốc hơi” hàng nghìn tỷ đồng; Lần đầu tiên Việt Nam có một ngân hàng sở hữu tổng tài sản vượt mốc 100 tỷ USD; Eximbank chốt địa điểm đặt trụ sở chính ở Hà Nội, nêu rõ lý do phải 'Bắc tiến', xem xét miễm nhiệm Trưởng ban Kiểm soát đối với ông Ngô Tony, …

Sacombank (STB): Nợ xấu “phình to”, có hơn 9.000 tỷ đồng là nợ có khả năng mất vốn

Tính đến ngày 30/9/2024, chất lượng tín dụng của Sacombank đi xuống rõ rệt so với thời điểm đầu năm, khi nợ xấu nội bảng “phình to” 18,35% lên gần 13.000 tỷ đồng.

Cụ thể, Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) là 1.526 tỷ đồng, tăng 2,43%; Ngược lại, Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) giảm 47,15% xuống 2.427 tỷ đồng; Tuy nhiên, Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) lại tăng 84,58% lên 9.045 tỷ đồng (chiếm đến 69,58% tổng nợ xấu).

Do đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng cũng tăng từ 2,28% hồi đầu năm, lên 2,47% vào thời điểm cuối tháng 9/2024.

Ở một diễn biến khác, trái ngược với tình hình nợ xấu “phình to”, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn tăng 4.145 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Tuy nhiên, Sacombank chỉ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng số tiền 2.341 tỷ đồng, giảm 25,52% so với cùng kỳ.

Có thể thấy, việc giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong 9 tháng đầu năm, đã góp phần đáng kể vào việc giúp nhà băng này “làm đẹp” con số lãi sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm.

Nhận nhiệm vụ trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu, bài toán nào đang đặt ra cho MBBank nhìn từ BCTC quý 3/2024?

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MBBank) vừa được giao nhiệm vụ trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu, đi đầu trong chuyển đổi số. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, MB sẽ cần giải được những bài toán đang đặt ra tại bức tranh kinh doanh quý 3/2024.

Thứ nhất là Thách thức nào nhìn từ bức tranh kinh doanh của MBBank; Thứ hai là Thách thức quản trị chi phí dự phòng rủi ro; Thứ ba là Thách thức quản lý hiệu quả vốn mua bán chứng khoán và đầu tư dài hạn; Thứ tư là Thách thức gia tăng nợ xấu.

Đặc biệt, tại ngày 30/9/2024, Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của MBBank cán mốc 4.047,2 tỷ đồng tăng đến 40,2% so với mức 2.889,6 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2023.

Ngân hàng VIB (VIB) đối diện rủi ro “bốc hơi” 6.000 tỷ đồng, cổ đông chiến lược nước ngoài liên tục thoái vốn

Tính đến thời điểm 30/9/2024, Nợ xấu nội bảng Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) “phình to” lên 11.503 tỷ đồng, tăng 36,67% so với hồi đầu năm. Trong đó, Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) giảm 10,18%, xuống 2.265 tỷ đồng; Tương tự, Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) giảm 13,17%, xuống 3.210 tỷ đồng. Tuy nhiên, Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của nhà băng này lại tăng gần gấp 3 lần, lên 6.028 tỷ đồng, tương ứng tăng 174,25%.

Ở một động thái khác, Trong ngày 29/10 vừa qua, cổ đông chiến lược Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) thông báo đã bán khoảng 10% cổ phần của VIB thông qua Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).

Cụ thể, cổ đông chiến lược CBA đã bán ra 300 triệu cổ phiếu, qua đó, giảm tỷ lệ sở hữu từ 440,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 14,77%) xuống 140,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,7%) và không còn là cổ đông lớn của VIB. Ước tính công ty đã thu về khoảng hơn 5.300 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại.

Cũng trong phiên 29/10, khối lượng mua vào của khối ngoại bằng 0, vì vậy toàn bộ số cổ phiếu VIB này đã được sang tay cho nhà đầu tư trong nước.

Eximbank (EIB) xem xét miễm nhiệm Trưởng ban Kiểm soát đối với ông Ngô Tony

HĐQT Eximbank (EIB) vừa công bố dự thảo chương trình và tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông bất thường của ngân hàng Eximbank sẽ diễn ra ngày 28/11/2024, nhóm cổ đông Eximbank đưa ra đề nghị chức danh thành viên Ban kiểm soát Eximbank đối với ông Ngô Tony - nhiệm kỳ VII (2020 2025) theo kiến nghị của nhóm cổ đông.

Trong trường hợp đại hội cổ đông tán thành thông qua kiến nghị nói trên, ông Ngô Tony cũng đương nhiên mất tư cách Trưởng ban kiểm soát nhà băng này.

Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận Eximbank đạt hơn 2.378 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, nợ xấu nội bảng của Eximbank tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm vừa qua, vọt lên 4.318 tỷ đồng, tăng 15,86% so với đầu năm.

Cụ thể, Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3) là 642 tỷ đồng, tăng 43,81%; Ngược lại, Nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4) lại giảm gần 40% xuống 851 tỷ đồng; Đặc biệt, Nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5) tăng 51,23% lên 2.825 tỷ đồng, chiếm 65,43% tổng nợ xấu nội bảng của nhà băng này.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Eximbank cũng tăng từ 2,65% hồi đầu năm, lên 2,71% vào thời điểm cuối tháng 9/2024.

Eximbank chốt địa điểm đặt trụ sở chính ở Hà Nội, nêu rõ lý do phải 'Bắc tiến'

Eximbank vừa công bố Nghị quyết số 363/2024/EIB/NQ-HĐQT của Hội đồng quản trị về việc phê duyệt tài liệu đại hội cổ đông bất thường, trong đó có Tờ trình ĐHĐCĐ thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính và tờ trình của HĐQT về việc chấm dứt chủ trương đầu tư xây dựng trụ sở chính ở quận 1 (TP.HCM).

Theo đó, HĐQT Eximbank đề xuất thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính sang địa điểm mới là số 27 – 29 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Trong khi đó, trụ sở chính hiện nay của EIB đặt tại tầng 8, tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé (Quận 1, TP.HCM).

Lần đầu tiên Việt Nam có một ngân hàng sở hữu tổng tài sản vượt mốc 100 tỷ USD

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý 3 với tổng tài sản hợp nhất tính đến ngày 30/9 đạt gần 2,576 triệu tỷ đồng, tăng 12% so với hồi đầu năm.

Đây là lần tiên trong lịch sử, hệ thống ngân hàng Việt Nam ghi nhận một ngân hàng có tổng tài sản vượt mốc 100 tỷ USD.

Với quy mô tổng tài sản trên, BIDV hiện đứng đầu hệ thống ngân hàng, cao hơn khoảng 350.000 tỷ so với VietinBank, hơn 544.000 tỷ so với Vietcombank, gấp khoảng 2,5 lần so với các ngân hàng tư nhân lớn nhất như (MB, Techcombank, VPBank) và chiếm khoảng 12% tổng tài sản toàn bộ hệ thống.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt

Trong phiên giao dịch 5/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục duy trì trạng thái bơm ròng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.

Cụ thể, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu 20.000 tỷ đồng, kỳ hạn 07 ngày, lãi suất ở mức 4,0%/năm, đấu thầu khối lượng. Có 19.999,95 tỷ đồng trúng thầu và 14.999,91 tỷ đồng đáo hạn trên kênh cầm cố. Tương ứng mức bơm ròng gần 5.000 tỷ đồng.

Trên kênh tín phiếu, NHNN chào thầu ở kỳ hạn 28 ngày theo hình thức đấu thầu lãi suất. Có 600 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất giữ ở mức 3,9%/năm và có 3.600 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Tương ứng mức bơm ròng 3.000 tỷ đồng

Như vậy, NHNN bơm ròng 8.000 tỷ đồng cho hệ thống ngân hàng qua 2 kênh OMO và tín phiếu trong phiên hôm qua. Đây là phiên bơm ròng thanh khoản thứ hai liên tiếp của NHNN kể từ đầu tuần này. Trước đó, NHNN bơm ròng gần 23.600 tỷ đồng qua kênh thị trường mở trong phiên 4/11.

Trong bối cảnh Nhà điều hành tiếp tục hỗ trợ thanh khoản hệ thống, lãi suất liên ngân hàng đã quay đầu giảm sau phiên tăng nóng đầu tuần.

Link gốc

Bình luận (11)

Lái nó bảo nó địt quan tâm. Bảo xoài giảm hộ bố cái
18:49
SHB tăng như vũ bão sao k tag vào luôn báo :))))
19:07
Ra tin xấu là múc
19:18
 2

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long