CTCP Đầu tư Thương mại SMC (HoSE: SMC) vừa có văn bản giải trình, báo cáo về việc khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát.
Theo SMC, trong suốt 9 tháng đầu năm 2024, Đầu tư Thương mại SMC tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh việc thanh lý tài sản và các khoản đầu tư tài chính, bám sát diễn biến tình hình vĩ mô và ngành thép để có chiến lược kinh doanh phù hợp, tích cực và quyết liệt xử lý các khoản nợ đọng.
Ngành bất động sản chưa thực sự ổn định nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Đầu tư Thương mại SMC.
Tuy nhiên, Đầu tư Thương mại SMC cho biết, thị trường thép trong nước và ngoài nước còn quá nhiều khó khăn, giá thép và nhu cầu tiêu thụ thép liên tục giảm mạnh, trong nước ngành bất động sản chưa thực sự ổn định nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Đầu tư Thương mại SMC.
SMC sẽ tiếp tục tích cực thực hiện các giải pháp về kinh doanh và tái cấu trúc doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2024 để đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao nhất có thể và khắc phục việc âm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
SMC khắc phục tình trạng bị cảnh báo và kiểm soát.
Lũy kế 9 tháng đầu, doanh thu giảm mạnh 36%, còn 6.748 tỷ đồng, SMC đã báo lãi trở lại với gần 7 tỷ đồng, so với khoản lỗ 586 tỷ đồng cùng kỳ. Tuy nhiên, tính đến cuối quý 3, SMC vẫn ghi nhận lỗ lũy kế gần 147 tỷ đồng, giảm so với mức lỗ 169 tỷ đồng đầu năm.
Tại ngày 30/9, nợ xấu của SMC hầu như không thay đổi, đạt gần 1.309 tỷ đồng, chủ yếu đến từ nợ ngắn hạn. Danh sách các đơn vị đang nợ SMC bao gồm: Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận (440,8 tỷ đồng), Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley (169,3 tỷ đồng), Công ty TNHH The Forest City (131,5 tỷ đồng), Công ty CP Hưng Thịnh Incons (63 tỷ đồng), cùng với các đối tượng khác (484,2 tỷ đồng).
Ngoài Hưng Thịnh Incons, ba đơn vị được nhắc tên bên trên đều thuộc hệ sinh thái của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland). SMC đã phải trích lập dự phòng khoảng 297,6 tỷ đồng cho những khoản nợ này.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 ngày 27/4, khi được hỏi về việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi, đặc biệt là với Novaland, bà Nguyễn Ngọc Ý Nhi - Phó Chủ tịch HĐQT SMC - cho biết: "Trong quý đầu năm, SMC chưa phải trích lập dự phòng thêm cho các khoản công nợ. Tuy nhiên, nếu không xử lý được, SMC sẽ phải trích lập thêm 90 tỷ đồng trong quý 2 và tổng cộng gần 300 tỷ đồng cho cả năm 2024".
Bà Nhi cũng nhấn mạnh: "Khoản trích lập này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận, do đó SMC đang làm việc quyết liệt với Novaland và các đối tác khác. Mục tiêu là phải xử lý trong năm nay, có thể là trước thời điểm ngày 30/6. Các phương án xử lý nợ bao gồm cả thu bằng tiền, hoán đổi cổ phiếu, nhận tài sản để cấn trừ công nợ. Nếu khả thi, SMC đều chấp nhận".
Bình luận (2)