Hãy là người đầu tiên thích bài này
PAN: Xuất khẩu gạo 1.100 USD/tấn, thay vì 550 USD/tấn: Tổng Giám đốc PAN chia sẻ "bí kíp"

Bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN cho rằng, không ngành nào ở Việt Nam có thể tỏa sáng, tự tin nói rằng đứng số 1, số 2 thế giới như ngành nông nghiệp.

Khi đã là doanh nghiệp hàng đầu, áp lực rất lớn

Bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Việt Nam (VCSF) 2024 với chủ đề "Net Zero 2050. Bà My cho biết, bà thích nói những câu chuyện về thất bại, bởi "bao giờ học từ thất bại lúc nào cũng dễ hơn thành công".

PAN là Tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu thành lập được 12 năm, cũng là 12 năm đồng hành với câu chuyện phát triển bền vững. Khó khăn nhất của PAN khi làm phát triển bền vững là Tập đoàn có nhiều công ty thành viên, có những công ty con tuổi đời 50-55, trong khi công ty mẹ chỉ có 12 năm; chênh lệch về quy mô, công ty nhỏ, doanh số chưa đến 100 tỷ cho đến những công ty vài nghìn tỷ; 46 nhà máy trải dài từ Bắc vào Nam, đôi khi có sự khác biệt về văn hóa vùng miền; thế hệ lãnh đạo cũng đa dạng, tuổi đời 30-80,…

"Để thành công được, người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng. Đầu tàu đó cảm nhận được vai trò của phát triển bền vững, để doanh nghiệp trường tồn và phát triển không thể đi ra ngoài đường ray phát triển bền vững", Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Việt Nam (VCSF) 2024 với chủ đề "Net Zero 2050.

Bà My cho biết, để vượt qua những rào cản này, Tập đoàn PAN đã thành lập Ban Chỉ đạo Phát triển Bền vững do bà là Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc đứng đầu. Ban chỉ đạo có đủ lãnh đạo đại diện ở cả 3 mảng kinh doanh cốt lõi: Nông nghiệp, Thủy sản, và Chế biến thực phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất chiến lược và khung mục tiêu, đảm bảo các hoạt động bền vững được thực hiện hiệu quả.

Ngoài ra, câu chuyện phát triển bền vững cũng được truyền thông nội bộ rộng rãi qua những chương trình như Gala, CEO Summit, các buổi đào tạo…

Cũng theo bà My, khi đã là doanh nghiệp hàng đầu, áp lực của Tập đoàn rất lớn. Khi thành lập công ty, sứ mệnh của PAN là nâng tầm nông nghiệp – thực phẩm Việt Nam, do vậy tất cả sản phẩm làm ra phải chất lượng cao, gắn liền với môi trường và xã hội thì mới có thể xuất khẩu, Go Global và đưa nông nghiệp – thực phẩm lên tầm cao mới.

Quan tâm đến chất lượng ngay từ đầu, phát triển bền vững đi sâu trong tư duy

Việt Nam vẫn được nhắc đến xuất khẩu thứ nhất, thứ nhì về gạo, cà phê, hạt điều, nhưng nhất về lượng, chưa bao giờ nhất về giá trị. Do vậy, mong ước của PAN là sản phẩm của chúng ta xuất hiện trên các kệ hàng nước ngoài, made in Vietnam, made in from The PAN Group và Tập đoàn luôn kiên định theo đuổi ước mơ, theo bà My.

"Chẳng có ngành nào ở Việt Nam có thể tỏa sáng, tự tin nói rằng đứng số 1, số 2 thế giới như ngành nông nghiệp. Quả thực, PAN đã làm được. Chúng tôi đã có những lô gạo xuất khẩu 1.100 USD/tấn, thay vì 550 USD/tấn", Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN nói.

Vì sao PAN làm được?

Theo bà My, Tập đoàn PAN quan tâm đến chất lượng ngay từ đầu, câu chuyện phát triển bền vững đã đi sâu trong tư duy của lãnh đạo PAN từ đầu. Đây là vấn đề sống còn, quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp, hoặc là có, hoặc là chết.

"Chúng tôi kiên định với giấc mơ nâng tầm nông nghiệp Việt thì chất lượng phải đặt lên hàng đầu. Đây không chỉ là câu chuyện của riêng PAN, mà còn là câu chuyện của ngành nông nghiệp, niềm tự hào của Việt Nam. Sứ mệnh lớn lao, thách thức không nhỏ, đòi hỏi Tập đoàn PAN phải nỗ lực mỗi ngày", bà Nguyễn Thị Trà My nói.

Đề cập về quản trị rủi ro ở Tập đoàn PAN, vị Tổng Giám đốc cho biết, PAN quản trị rủi ro rất tốt. Quản trị rủi ro, không đơn thuần là quản trị rủi ro về những thứ không tốt, mà còn cả quản trị rủi ro cơ hội.

"Hiện, các công ty đang nỗ lực hút nước ra ngoài, tránh 300 tỷ giống lúa trong kho có nguy cơ ngập úng. Nếu đợt vừa rồi, giá lúa lên, chúng tôi tham và tích trữ nhiều, cũng chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Chúng tôi quản trị rủi ro bằng cách không tham lam, mùa lũ trữ 30% giống, mùa Xuân trữ 70%. Điều này cho thấy, quản trị cơ hội cũng là thứ rất quan trọng, không được tham lam và phải kiên định với những mục tiêu đã đặt ra, không đứt gánh giữa đường", bà My chia sẻ.

Tháng 12/2023, Tập đoàn PAN và Standard Chartered Bank đã ký thỏa thuận vốn xanh (green loans) trong khuôn khổ COP 28 Dubai. Hiện nay, Standard Chartered Bank đã giải ngân 20 triệu USD và sắp tới sẽ giải ngân thêm 10 triệu USD cho các dự án lúa, tôm, hạt điều của Tập đoàn. Đây không phải là kết quả ngày một ngày hai, Standard Chartered Bank cũng đã kiểm tra, đánh giá trong vòng 6 tháng. Và hành trình bền vững của PAN đã được ghi nhận, cứ làm tốt đi, mọi điều tốt đẹp sẽ đến.

Huyền Anh-Link gốc

Bình luận (8)

Quá tiềm năng
13:38
Lấy của người nghèo, chia cho người giàu là bí kíp bất hủ của Hưng
13:38
Cái chứng sĩ cần biết là Bí quyết Lùa gà để tránh. Chưa bao giờ chơi với họ âm binh này nhưng ghét cách nó góp phần với mấy Họ âm khác phá nát niềm tin thị trường.
13:40

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long