Hãy là người đầu tiên thích bài này
"Người anh em" Dow Jones tăng hơn 400 điểm

Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 1/7. Chỉ số Nasdaq và S&P 500 giảm nhẹ do đà lao dốc của nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn, trong khi chỉ số Dow Jones tăng điểm nhờ lực đẩy từ các cổ phiếu nhạy cảm với chu kỳ kinh tế.

Thị trường trải qua một phiên đầy biến động, khi nhà đầu tư bị giằng co giữa hy vọng về các biện pháp kích thích kinh tế và tâm lý thận trọng xung quanh sự tập trung quá mức vào một số cổ phiếu công nghệ lớn.

Làn sóng bán tháo diễn ra ở nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn và các mã hưởng lợi từ đà tăng gần đây. Chỉ số NYFANG, theo dõi 10 cổ phiếu công nghệ được giao dịch nhiều nhất, giảm 1,8%.

Chốt phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 400,17 điểm, tương đương 0,91%, lên 44.494,94 điểm. S&P 500 giảm 6,94 điểm, tức 0,11%, còn 6.198,01 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 166,84 điểm, tương đương 0,82%, xuống 20.202,89 điểm.

Một số tin tức từ Washington giúp thị trường giữ được tâm lý tích cực. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không có ý định gia hạn thời hạn ngày 9/7 để các quốc gia đàm phán các thỏa thuận thương mại với Mỹ, làm dịu lo ngại của nhà đầu tư về nguy cơ bất ổn kéo dài. Ngoài ra, việc Thượng viện thông qua gói cải cách thuế của ông Trump cũng khiến giới đầu tư cân nhắc về tác động kích thích kinh tế và chi phí hàng nghìn tỷ USD của dự luật này.

Cổ phiếu của Tesla giảm giá mạnh sau khi căng thẳng giữa CEO Elon Musk và ông Trump bùng phát trở lại. Tổng thống Trump dọa cắt các khoản trợ cấp trị giá hàng tỷ USD mà các công ty của tỷ phú Elon Musk đang nhận từ chính phủ liên bang. Trước đó, ông Musk đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ gói cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn của ông Trump. Kết quả, cổ phiếu Tesla lao dốc 5,4%.

Chỉ số Dow Jones được hỗ trợ mạnh từ các nhóm ngành nhạy cảm với chu kỳ kinh tế như vật liệu và cổ phiếu có vốn hóa nhỏ. Chỉ số ngành vận tải Dow Transportation – được xem là “phong vũ biểu” của nền kinh tế - tăng vọt 2,9%, mức tăng mạnh nhất/ngày kể từ phiên 12/5/2025.

Một số dữ liệu kinh tế công bố trong ngày tiếp tục củng cố lập trường kiên nhẫn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về lộ trình cắt giảm lãi suất. Số liệu cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn vững vàng bất chấp những bất ổn về kinh tế và thương mại. Trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm giá và lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng lên mức cao nhất trong gần một tuần.

Cùng ngày, Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh rằng ngân hàng này sẽ tiếp tục "chờ đợi và theo dõi" tác động của thuế quan đến lạm phát trước khi đưa ra quyết định giảm lãi suất - một lần nữa phớt lờ lời kêu gọi hạ lãi suất mạnh tay từ ông Trump.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) tăng lên 49,0 trong tháng 6/2025 từ mức thấp 48,5 của tháng 5/2025, cao hơn một chút so với dự báo 48,8 của giới phân tích.

Tâm điểm của thị trường giờ đây chuyển sang báo cáo việc làm khu vực phi nông nghiệp, dự kiến sẽ được công bố vào ngày 3/7 tới. Kết quả của báo cáo này có thể ảnh hưởng tới kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất ngay trong tháng 7/2025.

Theo dữ liệu từ Sở giao dịch chứng khoán London (LSEG), thị trường hiện nhận định xác suất Mỹ cắt giảm lãi suất trong tháng 7/2025 ở mức 21,2%, và dự báo tổng mức giảm lãi suất trong năm nay khoảng 0,64 điểm phần trăm.

Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/7, chỉ số VN-Index tăng 1,77 điểm (0,13%) lên 1.377,84 điểm. Chỉ số HNX-Index lại giảm 0,77 điểm (0,34%) xuống 228,45 điểm.

Link gốc

Bình luận (30)

AE CÁI CC LỀU BÁO
08:21
Cái báo này ngày càng xàm lông
08:22
Ai anh em với tụi đông làm bọn mày
08:23

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long