Hãy là người đầu tiên thích bài này
Ngành cao su tiên phong đáp ứng quy định EUDR

Để xuất khẩu sang châu Âu bền vững, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã tiên phong trong việc đáp ứng các quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR).

Cao su là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh: Tuấn Anh.

Từ ngày 9 - 11/9, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) phối hợp với Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCO (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) tổ chức lớp tập huấn thực hiện hệ thống trách nhiệm giải trình của PEFC đối với quy định sản xuất hàng hóa không gây mất rừng (PEFC EUDR DDS) tại khu vực Tây Nguyên.

Hiện nay, VRG có hơn 120 nghìn ha cao su được chứng nhận quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC và 22 công ty thành viên có chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm PEFC CoC. Đây là nền tảng rất thuận lợi để VRG sớm đáp ứng yêu cầu EUDR và có thể đảm bảo xuất khẩu vào thị trường châu Âu từ ngày 1/1/2025.

Ông Vũ Tấn Phương, Giám đốc VFCO cho biết, vào tháng 5/2023, Liên minh châu Âu đã ban hành quy định về quản lý việc xuất nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa gây mất rừng và suy thoái rừng. Quy định này chính thức có hiệu lực từ ngày 29/6/2023. Đến 30/12/2024, quy định sẽ có hiệu lực bắt buộc với các bên cung ứng.

Theo quy định của châu Âu, 7 nhóm mặt hàng, trong đó có cao su sẽ bị cấm nhập khẩu vào châu Âu nếu quá trình sản xuất các mặt hàng này vi phạm các quy định của quốc gia xuất khẩu hoặc gây mất rừng và suy thoái rừng.

Theo ông Phương, Việt Nam có diện tích cao su khoảng gần 1 triệu ha, cùng với giá trị xuất khẩu của đạt gần 5 tỷ USD. Tiềm năng của ngành cao su là rất lớn, nhưng muốn xuất khẩu bền vững thì buộc phải thực hiện theo quy định EUDR.

“Thông qua buổi rập huấn, các thành viên của VRG đã được hướng dẫn xây dựng hệ thống trách nhiệm giải trình theo bộ tiêu chuẩn của hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia. Đây là hệ thống đã được Tổ chức công nhận chứng chỉ rừng quốc tế PEFC chứng thực. Cụ thể, bộ tiêu chuẩn này quy định về thực hiện hệ thống trách nhiệm giải trình EUDR. Khi đó, các công ty phải đưa ra các báo cáo, giải trình về vùng nguyên liệu, đồng thời đảm bảo không gây mất rừng, suy thoái rừng…”, ông Phương chia sẻ.

Thông qua quy định EUDR, xuất khẩu cao su sẽ tăng trưởng mạnh ở thị trường châu Âu. Ảnh: Tuấn Anh.

VRG được xem là đơn vị tiên phong trong các ngành hàng tham gia thực hiện quy định EUDR.  Ông Diệp Xuân Trường, Phó trưởng Ban Công nghiệp VRG cho biết, quy định EUDR đối với ngành cao su rất quan trọng. Hiện tại, nếu muốn xuất khẩu cao su vào thị trường châu Âu thì Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu trong quy định EUDR. Chính vì vậy, VRG quyết tâm thực hiện quy định EUDR để xuất khẩu bền vững.

Để thực hiện được quy định EUDR, vào đầu tháng 5, VRG đã tổ chức lớp tập huấn về nhận thức cho các công ty thành viên. Sau đó, VRG tiếp tục ban hành hướng dẫn sơ bộ về quy định EUDR.

“Mới đây, mô đun tiêu chuẩn về quy định EUDR được ban hành nên chúng tôi quyết định phối hợp với VFCO tổ chức 2 lớp tập huấn về xây dựng hệ thống trách nhiệm giải trình đáp ứng quy định sản xuất hàng hóa không gây mất rừng. Mục tiêu đến tháng 10/2024, các công ty thành viên hiện đã có Chứng chỉ quản lý rừng bền vững sẽ đáp ứng được quy định về EUDR”, ông Trường chia sẻ.

Cũng theo ông Trường, hiện một số công ty thành viên của VRG cũng đã bán được sản phẩm cao su thông qua quy định EUDR với giá trị cộng thêm cao hơn thị trường khoảng gần 200 USD/tấn mủ.

“Bước đầu như vây cho thấy sự khả quan. Tuy nhiên, để cả hệ thống ngành cao su tiếp cận nhanh chóng với quy định về EUDR, chúng tôi phải phối hợp tổ chức các lớp tập huấn sâu rộng và hiệu quả”, ông Trường thông tin.

Ông Nguyễn Hoàng Tiệp, Phó Giám đốc VFCO cho biết, VRG đã phối hợp với VFCO tổ chức 2 lớp tập huấn cho 22 công ty thành viên tại khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và ở các nước Lào, Cambodia về xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đáp ứng yêu cầu EUDR. Tại đây, các công ty thành viên của VRG đã được hướng dẫn để bổ sung thêm các thông tin, khai báo, cập nhật các quy định quản lý, quy trỉnh kỹ thuật trên nền tảng hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia VFCS/PEFC, đáp ứng yêu cầu EUDR. Theo kế hoạch đã được xây dựng, các công ty thành viên sẽ đáp ứng được yêu cầu EUDR trước tháng 12/2024.

“Với vai trò tiên phong cùng với nền tảng chứng chỉ rừng quốc gia VFCS/PEFC, VRG được kỳ vọng sẽ là hạt nhân hỗ trợ các hộ cao su tiểu điền đáp ứng yêu cầu EUDR trong thời gian tới”, ông Tiệp chia sẻ.

Tuấn Anh

Link gốc

Bình luận (2)

Hnay mặc áo tím ko?
07:57
HÓNG NÓ LÊN MÀ LÂU NHỈ
09:15

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long