Hãy là người đầu tiên thích bài này
MSH: “Quán quân” lợi nhuận ngành dệt may 2024 tăng “bốc đầu” lên đỉnh lịch sử

Đà bứt phá của cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh đầy khởi sắc.

Đóng cửa phiên 17/2, cổ phiếu MSH của CTCP May Sông Hồng tiếp đà tăng ấn tượng lên mức giá cao nhất lịch sử 59.000 đồng/cp. Đây đã là phiên tăng thứ 4 liên tiếp của cổ phiếu này.

Thanh khoản tại MSH cũng trở nên sôi động, giá trị khớp lệnh trung bình 5 phiên gần nhất đạt gần 600.000 đơn vị, cao gấp 2, thậm chí 3 lần giai đoạn ảm đạm trước đó. Nhờ vậy, vốn hóa thị trường của May Sông Hồng lên cao kỷ lục đạt 4.426 tỷ đồng.

Đà bứt phá của cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh đầy khởi sắc. Trong quý 4/2024, May Sông Hồng ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử, đạt 170 tỷ đồng, tương ứng tăng 109% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2024, MSH báo doanh thu đạt 5.280 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ.

Khoản lợi nhuận sau thuế tăng mạnh gần 80% đạt xấp xỉ 440 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ đạt gần 410 tỷ đồng, con số này giúp MSH trở thành “quán quân” lợi nhuận toàn ngành trong năm 2024 (xét trên quy mô công ty mẹ).

Lũy kế cả năm 2024, May Sông Hồng đặt mục tiêu doanh thu đạt 5.200 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 370 tỷ đồng, lần lượt tăng 14,5% và 20,5% so với năm 2023. Doanh nghiệp đã hoàn thành 102% kế hoạch doanh thu và vượt xa kế hoạch lãi cả năm đề ra.

Được biết, thị trường xuất khẩu chính của MSH là Mỹ, chiếm khoảng 80% doanh thu xuất khẩu. Kể từ tháng 9/2024 đến nay, tỷ giá USD/VND liên tục tăng mạnh và hiện đang dao động quanh ngưỡng tỷ giá trần của ngân hàng nhà nước. Với việc thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, do đó MSH được kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ câu chuyện tỷ giá. 

Trong báo cáo ngành dệt may mới đây, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) kỳ vọng rằng số lượng đơn hàng năm 2025 sẽ tiếp tục được cải thiện nhờ nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu dệt may trọng điểm của Việt Nam phục hồi nhẹ và hàng tồn kho của các nhà bán lẻ thời trang lớn trên thế giới vào cuối năm 2024 đang ở mức hợp lý, dự địa bổ sung hàng tồn kho mớ trong tương lai vẫn còn.

Bước sang năm 2025, KBSV cho rằng ngoài những kỳ vọng về nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường trọng điểm phục hồi, ngành dệt may còn được hưởng lợi từ câu chuyện giành thêm đơn hàng từ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ.

Với chính sách thuế mới của tổng thống Donald Trump, KBSV nhận định rằng ngành dệt may Việt Nam sẽ bị tác động 2 chiều. Tác động tích cực đó là Việt Nam có khả năng giành thêm được đơn hàng từ Trung Quốc chuyển sang nhờ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước khác. Tác động tiêu cực là giá bán xuất khẩu hàng dệt may có khả năng giảm bởi mức thuế xuất khẩu sang Mỹ tăng.

Mặt khác, KBSV khuyến nghị đối với MSH nhờ có thị phần xuất khẩu sang Mỹ lớn và có kế hoạch mở rộng công suất trong thời gian tới. Động lực tăng trưởng còn tới từ việc mở rộng công suất trong nước với dự án nhà máy Xuân Trường II bao gồm 50 dây chuyền đạt công suất 3.000.000 chiếc/tháng được dự kiến hoạt động vào cuối năm 2024 đến đầu năm 2025.

Ở một diễn biến liên quan, May Sông Hồng mới đây công bố đơn xin từ nhiệm của ông Bernaed Szeto W.K, Thành viên HĐQT độc lập MSH nhiệm kỳ 2024-2029 vì lí do chuyển đổi công việc. Thời điểm có hiệu lực sau khi trình lấy ý kiến tại ĐHĐCĐ thường niên 2025.

Ngọc Ly-Link gốc

Bình luận (3)

Không sớm thì muộn thôi mà.
21:36
MSH hiện đang trong xu hướng tăng. Robot cơ sở của team báo mua MSH giá 50.6 ( ngày 22/01/2025 ). Hiện cổ phiếu đang đạt mức sinh lời 16% so với giá khuyến nghị . Mục tiêu tiếp theo của MSH là vùng 60...Thêm
22:27
Con này đúng khỏe nhất ngành,mấy con khác yêu sinh lý lắm
05:06

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long