Hãy là người đầu tiên thích bài này
KPF: 2 tháng sau biến cố bắt Chủ tịch, cổ phiếu KPF bất ngờ nổi sóng

Cổ phiếu KPF bất ngờ nổi sóng sau 2 tháng kể từ ngày cựu Chủ tịch KPF - ông Nguyễn Khánh Toàn bị khởi tố và bắt tạm giam...

Mở cửa phiên giao dịch sáng đầu tuần ngày 8/7, cổ phiếu KPF của Công ty CP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) bất ngờ bật tăng kịch trần (+6,93%), đưa thị giá lên mức 3.240 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch tính đến cuối phiên sáng đạt hơn 400 nghìn đơn vị, cao hơn hẳn so với các phiên trước đó. Đây là phiên tăng trần đầu tiên sau 2 tháng kể từ ngày cựu Chủ tịch KPF - ông Nguyễn Khánh Toàn bị khởi tố và bắt tạm giam.

Đây là phiên tăng trần đầu tiên sau 2 tháng kể từ ngày cựu Chủ tịch KPF - ông Nguyễn Khánh Toàn bị khởi tố và bắt tạm giam

Ghế chủ tịch KPF "chưa ấm" đã thay

Ngày 2/5/2024, Cơ quan CSĐT Công an quận Long Biên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn Khánh Toàn (sinh năm 1979) về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán" với cổ phiếu KDM. Vụ án vẫn đang được Cơ quan CSĐT Công an quận Long Biên điều tra, mở rộng.

Ngay sau quyết định trên của cơ quan chức năng, ông Nguyễn Khánh Toàn đã có đơn xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư tài sản Koji.

Ông Nguyễn Khánh Toàn

Được biết, cổ phiếu KPF niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) tháng 3/2016 với tên công ty là Công ty CP Tư vấn dự án quốc tế KPF. Năm 2017 đổi tên thành CTCP Đầu tư Tài chính Hoàng Minh. Tháng 11/2022, công ty một lần nữa thay tên thành Công ty CP Đầu tư tài sản Koji và giữ tới hiện tại.

Kể từ giữa năm 2022, KPF liên tục chứng kiến những giao dịch lô lớn từ các cá nhân và pháp nhân. Ông Vũ Ngọc Hoàng, Chủ tịch công ty và những người có liên quan bán hết cổ phần. Công ty CP XNK Đầu tư TM dịch vụ Việt Cam cũng thoái toàn bộ vốn. Bên mua vào là Công ty CP PAC Quốc tế.

Song hành với việc thay đổi cấu trúc cổ đông, ban lãnh đạo của KPF cũng có sự thay đổi. Trong năm 2023, công ty có hai lần thay đổi Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Tại đại hội đồng cổ đông bất thường tổ chức đầu tháng 8/2023, ông Nguyễn Khánh Toàn được bầu vào hội đồng quản trị và giữ chức chủ tịch nhiệm kỳ 2023 – 2028 thay cho ông Hoàng Văn Hậu. Ông Hậu mới được bầu trước đó không lâu, vào ngày 25/4/2023.

Ngay sau khi tham gia HĐQT, ông Nguyễn Khánh Toàn có hai lần đăng ký mua vào cùng khối lượng 3 triệu cổ phiếu KPF trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11/2023. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này chỉ mua được tổng cộng 260.000 cổ phiếu (60.000 cổ phiếu trong lần 1 và 200.000 cổ phiếu trong lần 2).

Lý do được ông Toàn đưa ra khi không mua hết lượng cổ phiếu dự kiến là giá mua chưa khớp. Theo dõi diễn biến giá giao dịch cho thấy giá cổ phiếu KPF liên tục giảm tạo vùng đáy mới thời điểm đó. Xu hướng đi xuống tiếp tục duy trì, đóng cửa ngày 21/6 ở 3.240 đồng/cp.

Không lâu sau khi mua vào, ông Nguyễn Khánh Toàn bán toàn bộ số cổ phần trên tại KPF trong khoảng thời gian 8 – 22/3/2024. Trong khoảng thời gian này, cổ phiếu KPF giao dịch quanh ngưỡng 4.500 đồng/cp. Như vậy, số tiền ông Toàn thu về khoảng 1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, sau quyết định khởi tố của cơ quan chức năng, ngày 27/5/2024, ông Toàn có đơn xin từ nhiệm Thành viên HĐQT của KPF với lý đo bận công việc cá nhân. "Tôi xin được ủy quyền cho Thành viên Hội đồng quản trị Nguyễn Quang Huy sẽ tiếp tục thay mặt tôi tham gia các cuộc họp Hội đồng quản trị, cho ý kiến và biểu quyết đối với các vấn đề liên quan đến tôi khi được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt theo quy định của pháp luận và điều lệ công ty", ông Toàn viết trong đơn từ nhiệm.

Đến ngày 26/6/62024, HĐQT KPF đã thống nhất bầu ông Lê Như Phong giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư tài sản Koji nhiệm kỳ 2023 - 2028.

"Trắng" doanh thu quý đầu năm 2024

Về kết quả kinh doanh, Đầu tư tài sản Koji công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với kết quả không mấy lạc quan.

Cụ thể, KPF đã ghi nhận tình trạng "trắng" doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 1/2024, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn ghi nhận 1 tỷ đồng doanh thu.

Kỳ này, doanh thu tài chính của KPF cũng giảm tới 93% so với cùng kỳ năm trước, về còn 678,7 triệu đồng. Trong kỳ, KPF phát sinh hơn 26 triệu đồng chi phi tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp biến động không đáng kể với 536 triệu đồng.

Kết quả, KPF báo lãi sau thuế đạt hơn 83 triệu đồng trong quý 1/2024, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 10,2 tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 99%.

Tổng tài sản của KPF tại thời điểm kết thúc quý 1/2024 đạt 806,7 tỷ đồng, tăng nhẹ so với số đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu là đầu tư tài chính dài hạn với 483,4 tỷ đồng, chiếm 60% tổng tài sản.

Các khoản phải thu về cho vay của KPF đến 31/3/2024 giảm xuống còn hơn 207 tỷ đồng. Trong đó, khoản cho vay lớn nhất là Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm với 79,875 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu 76,06 tỷ đồng; Công ty CP Dịch vụ và Công nghiệp Bình Dương 51,22 tỷ đồng.

Nợ phải trả cuối kỳ của KPF ghi nhận gần 14 tỷ đồng. Công ty không có nợ vay tài chính.

Lưu Lâm-Link gốc

Bình luận (10)

Vừa kéo vừa viết bài lùa gà. Max hài.
16:45
Lãi lồi mồm hết chưa
17:08
Đúng rồi, mấy anh em cầm bds thà vào mấy con hàng rác như này khéo còn có ăn hơn. Chứ cầm bds tầm này chờ thủng đáy hết còn cái nịt :))))
17:15

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long