Trong những năm qua, nhận được được sự quan tâm lãnh đạo, giúp đỡ của Trung ương, đặc biệt là sự chỉ đạo, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự vào cuộc của các ngành, các cấp công tác phát triển Chăn nuôi và Thú y đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi hằng năm giai đoạn 2021-2023 ước đạt 5,71%, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch 5%; trong đó, 9 tháng đầu năm 2024, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi của tỉnh vẫn đạt 5,9%, các sản phẩm chăn nuôi chính đều tăng khá và không để xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, cụ thể:
1. Tình hình phát triển chăn nuôi
a) Tổng đàn, sản phẩm chăn nuôi
- Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước với 25,3 triệu con gia cầm, 1,3 triệu con lợn, 455 nghìn con trâu bò; toàn tỉnh có 1.080 trang trại chăn nuôi và 739.350 hộ chăn nuôi. Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 290 nghìn tấn, trứng đạt 310 triệu quả, sữa đạt 54 nghìn tấn; giá trị sản xuất ước trong lĩnh vực chăn nuôi ước đạt 11.740 tỷ đồng (giá trị so sánh với năm 2010).
Giá sản phẩm chăn nuôi: Giá thịt lợn hơi mức 62-68 nghìn đồng/kg thịt hơi (tăng 12-18% so với CK); Giá gà trắng 40- 43 nghìn đồng/kg (tăng 25-30 % so với CK); Giá gà màu 46-55 nghìn đồng/kg (tăng 6,5-7,5% so với CK); Giá vịt thịt 36-42 nghìn đồng (tăng 6,5-7,5% so với CK); Trứng gà đỏ có giá bán dao động từ 1.700-2.000 VNĐ/kg, trứng gà trắng ổn định ở mức 1.900-2.400 VNĐ/kg (tăng 6,5-7,5% so với CK); Giá trâu thịt 65-68 nghìn đồng/kg (không tăng so với CK); Giá bò thịt (bò lai) dao động 68 - 82,5 nghìn đồng/kg (tăng 8-10 % so với CK).
b) Phát triển các chuỗi chăn nuôi: Chuỗi liên kết theo hình thức gia công, duy trì ổn định: Công ty CP ( liên kết gia công 92 trang trại lợn, 42 trang trại gia cầm); Công ty CJ (18 trang trại lợn); Công ty Japfa Việt Nam (04 trang trại lợn, 125 trang trại gia cầm); Công ty Mavin (4 trang trại lợn); Golden (45 trang trại gia cầm) Greechiken (18 trang trại gia cầm); Công ty Phú gia (8 trang trại gia cầm, 03 trang trại lợn);….
b) Thu hút đầu tư chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao:
Toàn tỉnh có 72 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, như: C.P, Japfa comfeed, Newhope, Vinamilk, TH True milk, Dabaco Phú Gia, 3FViet…tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá trị lớn, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp.
- Từ năm 2020 đến nay, UBND tỉnh Thanh Hoá chấp thuận chủ trương đầu tư 40 dự án chăn nuôi quy mô lớn. Tổng mức đầu tư đạt khoảng 17.493 tỷ đồng, quy mô công suất của các Dự án: 84.000 lợn nái, 1,2 triệu lợn thịt/năm, 59 nghìn con vịt giống (sản xuất 7 triệu vịt con/năm), 500 nghìn con vịt thịt/năm và 4,7 triệu gà thịt/năm; là tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi.
Với những tiềm năng lợi thế về đất đai, hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền. Dư địa phát triển chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn hệ thống giết mổ, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh là rất lớn.
Hiện nay, Tập đoàn Xuân Thiện đề xuất phương án chăn nuôi lợn trong nhà cao tầng. Đây là một phương án chăn nuôi lợn kiểu mới, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng chăn nuôi lợn, tăng hiệu quả sử dụng đất, quản lý về môi trường, dịch bệnh trong chăn nuôi đã được các cơ quan Trung ương và địa phương ghi nhận các ưu điểm của phương án luôn đồng hành cùng doanh nghiệp
c) Quy hoạch, xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung
- Tích tụ đất đai phát triển chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, đến nay, đã tích tụ được 4,6 nghìn ha, đạt 51,1% so với mục tiêu để ra của Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11/1/2019. Mục tiêu đến năm 2025, thực hiện tích tụ, tập trung đất đai ể phát triển chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao 9 nghìn ha.
- Tỉnh Thanh Hoá đã quy hoạch phát triển các vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, cụ thể: Vùng chăn nuôi lợn hướng nạc, Vùng chăn nuôi bò sữa, Vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao theo đúng tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2045. Từ năm 2010 đến nay, đã hình thành và phát triển 47 khu/cụm trang trại chăn nuôi tập trung, đáp ứng đúng theo quy hoạch vùng, phù hợp với yếu tố vị trí, địa hình, kinh tế và xã hội của địa phương; Năm 2022 thực hiện hỗ trợ hạ tầng 08 khu trang trại, với tổng kinh phí hỗ trợ 8 tỷ đồng theo Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Các dự án của chăn nuôi trọng điểm ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn đáng triển khai trên địa bàn tỉnh:(i)Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi CNC Xuân Thiện; (ii)Khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm UDCNC Dabaco Thanh Hóa; (iii)Khu trang trại sản xuất, kinh doanh giống lợn và chăn nuôi lợn thương phẩm chất lượng cao New Hope đã hoàn thành và đi vào hoạt động chăn nuôi, tạo sản phẩm, với quy mô đàn hiện có: Đàn lợn nái cấp cụ kỵ, bố mẹ 8.700 con, đàn lợn đực 350 con, lợn thương phẩm 90 nghìn con, ước đạt 40% tổng công suất Dự án; Đàn lợn giống, công nghệ chăn nuôi được nhập khẩu từ Đan Mạch, Hà Lan và Pháp, là các quốc gia đi đầu trên toàn thế giới trong lĩnh vực chăn nuôi.
3. Tồn tại, khó khăn và thách thức
- Chưa thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, cơ sở sơ chế, chế biến đặc biệt là chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi.
- Dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng, tỉnh đã , nguy cơ bùng phát trở lại cao.
- Giá thức ăn, thuốc thú y, vắc xin phục vụ chăn nuôi duy trì ở mức cao (tăng 4 - 5% so với cùng kỳ).
- Chuỗi liên kết trong chăn nuôi chưa bền vững, chỉ mới hình thành chuỗi liên kết chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp; thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm chăn nuôi còn hạn chế, do đó sản phẩm chăn nuôi sản xuất ra chưa có tính cạnh tranh cao.
4. Nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới
- Tập trung thực hiện hiện tốt UBND tỉnh ban hành kịp thời các văn bản để chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện: Quyết định số 4010/QĐ-UBND ngày 13/10/2021; Số 3416/QĐ-UBND ngày 01/9/2021; Số 3809/QĐ-UBND ngày 07/11/2022; Số 260/KH-UBND ngày 7/11/2022.
- Đẩy mạnh phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị; tiếp tục mở rộng chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành
nông nghiệp tốt VietGAHP, khuyến khích tổ chức sản xuất chăn nuôi khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí,, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; tăng cường xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, để doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp chế biến gia súc, gia cầm tìm được đầu ra cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và mở rộng thị trường, đặc biệt là tìm được thị trường xuất khẩu.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, nhất là không để dịch tả lợn Châu phi, dịch Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục tái nhiễm lại trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm; thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú; đẩy mạnh công tác xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh./.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y