Hãy là người đầu tiên thích bài này
IMP: Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

 Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Ngôi sao cổ phiếu ngành dược 

Cổ phiếu ngành dược đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư. Từ tháng 1/2023 đến tháng 4/2024, một số cổ phiếu ngành dược ghi nhận đà tăng vượt trội. Cụ thể, từ phiên ngày 3/1 – 8/4/2024, DP1 (Dược phẩm Trung ương CPC1) tăng mạnh 84,8% từ 18.563 đồng/cổ phiếu lên 34.400 đồng/cổ phiếu, DMC (Xuất nhập khẩu Y tế Domesco) tăng từ 39.624 đồng/cổ phiếu lên 64.400 đồng/cổ phiếu (tăng 62,5%), DHG (Dược Hậu Giang) lên tới 115.000 đồng/cổ phiếu từ mức giá 82.291 đồng/cổ phiếu (tăng 39,7%), cổ phiếu DBT (CTCP Dược phẩm Bến Tre) tăng từ 10.227 đồng/cổ phiếu lên 12.500 đồng/cổ phiếu (tăng 22,2%). 


Cảm xúc của các cổ đông, nhà đầu tư trước những thông tin tăng trưởng tích cực mà doanh nghiệp công bố

Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, ông Nguyễn Thế Minh, dự đoán tốc độ tăng trưởng ngành dược sẽ ổn định ở mức khoảng 5,5%. Với đặc trưng đòn bẩy thấp, ngành dược cho thấy khả năng giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động lãi suất.

“Ngành dược phẩm có đặc trưng chia cổ tức đều đặn, thu hút các nhà đầu tư áp dụng chiến lược dài hạn hơn ngắn hạn. Sự ổn định trong thanh toán cổ tức này trái ngược với tính chất đầu cơ của một số lĩnh vực khác, điều này ngăn cản các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng”, ông Minh nhận định.


Nhà máy kháng sinh công nghệ cao IMP 4 đạt chuẩn EU-GMP của Imexpharm

Tại đại hội cổ đông mới đây, lãnh đạo Công ty Cổ phần Imexpharm (IMP) công bố chính sách chi trả cổ tức mới cho năm 2024/2025, tăng lên thành 20%, bao gồm 10% cổ tức bằng tiền và 10% cổ tức bằng cổ phiếu. Nhiều năm qua, cổ phiếu IMP vẫn luôn là tâm điểm của giới đầu tư vì tiềm năng tăng trưởng của công ty dược phẩm dẫn đầu trong thị trường thuốc kháng sinh này. 

Đà tăng trưởng cao của dược nội địa 

Thầy thuốc Nhân dân, Dược sĩ, Tổng giám đốc IMP Trần Thị Đào cho biết công ty đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu gộp 24% và doanh thu thuần tăng 19% cùng với dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế khoảng 12%, EBITDA tăng 18%.


Thầy thuốc Nhân dân – Dược sĩ Trần Thị Đào, Tổng Giám Đốc IMP trong cuộc họp ĐHĐCĐ diễn ra hôm 26/4 vừa qua

“Kênh ETC sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với Imexpharm. Chúng tôi cũng tiếp tục mở rộng danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu và phát triển các chiến lược giá cạnh tranh để gia tăng thị phần, đẩy mạnh đáng kể tăng trưởng doanh thu từ thị trường ETC, đồng thời duy trì đà tăng trưởng doanh thu của kênh OTC”, bà Đào nói.

Bà Chun Chaerhan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị IMP cho biết: “Năm nay sẽ là một năm mang tính bước ngoặt của Công ty trong việc tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp. Khi công ty tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng, các thiết chế nội bộ sẽ đảm bảo cho Công ty đạt được mô hình kinh doanh bền vững và có thể mở rộng quy mô trên các sản phẩm mới và thị trường mới, bứt phá về doanh thu và lợi nhuận”.

Sở dĩ, IMP tự tin đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao vì công ty đang có nhiều lợi thế về công nghệ khi tiên phong đầu tư các nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP, trong đó gồm 11 dây chuyền đạt chuẩn EU-GMP. 

IMP cho biết hiện Nhà máy IMP 2 đã được tái cấp giấy chứng nhận EU-GMP lần thứ 2. Nhà máy IMP 3 được tái cấp giấy chứng nhận EU-GMP lần thứ 3. Hiện tại, nhà máy IMP4 đạt tiêu chuẩn EU-GMP và được ghi nhận mức doanh số đạt được 80 tỷ đồng sau 5 tháng đi vào hoạt động và nhà máy quy mô lớn IMP 5 đang được xây dựng. Nhờ đó IMP tự tin mang lại tỷ suất lợi nhuận cao trong các năm tới.

Ngành công nghiệp dược Việt Nam được kỳ vọng đạt mức 4 - sản xuất được thuốc phát minh. Vì vậy, đang có nhiều chính sách cụ thể về khoa học công nghệ giúp doanh nghiệp phát triển thuốc công nghệ cao, thuốc phát minh nhằm thúc đẩy đầu tư. 

Nhờ vậy, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm sẽ được hưởng lợi lớn trong năm 2024-2027. Ngoài ra, định hướng từ Chính phủ về việc nâng tỷ lệ giường bệnh, chỉ tiêu tỷ lệ điều dưỡng… sẽ giúp các bệnh viện công tăng cường lựa chọn dòng thuốc ưu tiên nội địa chất lượng cao, thúc đẩy kênh thuốc ETC trong bệnh viện. 

Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam dự phóng, giá trị ngành dược phẩm năm 2024 đạt 7,89 tỷ USD (tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ). Trong đó, kênh ETC tăng trưởng mạnh hơn OTC nhờ sự bao phủ bảo hiểm toàn dân đã đạt 93%. Với mảng ETC, năm 2024, giá trị sẽ đạt 6 tỷ USD (tăng 9, 4%).

Triển vọng tăng trưởng tích cực của ngành dược trong nước cũng như xuất khẩu dựa vào ưu thế tiên phong tiếp cận công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến như IMP

“Người dân mua bảo hiểm là gần như trên 90%. Đặc biệt năm 2023, Quốc hội, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm và đưa ra nhiều cái cơ chế, luật định để mà tạo mọi điều kiện làm sao có thuốc phục vụ cho nhân dân mà đặc biệt đã vào bệnh viện là không được thiếu thuốc”, bà Đào nhận định. 

Hoàng Ngân

Link gốc

Bình luận

Chưa có bình luận
Hãy là người đầu tiên bình luận cho bài viết này.

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long