Hãy là người đầu tiên thích bài này
HQC: “Vua nhà ở xã hội” Hoàng Quân: 86,3% tài sản bị đưa ra khỏi công ty, dòng tiền yết ớt

Tổng tài sản của “Vua nhà ở xã hội” Hoàng Quân đã vượt mốc 10.000 tỷ đồng nhưng 86,3% trong số đó đã được đưa ra khỏi công ty khiến dòng tiền vô cùng yếu ớt.

Tổng tài sản của “Vua nhà ở xã hội” Hoàng Quân đã vượt mốc 10.000 tỷ đồng. Ảnh: Chụo màn hình.

Lợi nhuận èo uột

Công ty Cổ phần Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (Công ty Hoàng Quân) được xem là “Vua nhà ở xã hội”. Tuy nhiên, thành tựu về mặt lợi nhuận của Hoàng Quân lại không xứng với “ngai vàng” của Hoàng Quân.

Trong suốt thời gian dài hoạt động, chỉ có 2 năm, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế trên 100 tỷ đồng. Đó là năm 2010 và 2015 với 411 tỷ đồng và 641 tỷ đồng. Phần lớn thời gian còn lại công ty chỉ lãi từ vài tỷ đồng tới 65 tỷ đồng. Gần đây nhất, lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt vỏn vẹn 5,2 tỷ đồng.

Bước sang năm 2024, tình hình được cải thiện đôi chút nhưng vẫn chưa phải là điểm sáng vì công ty ghi nhận lãi tăng vọt chủ yếu nhờ hoạt động tài chính.

Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 3/2024 của Hoàng Quân đạt 11,2 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng, tương đương 833% so với quý 3/2023. Lãi tăng dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm sâu, giảm 108,2 tỷ đồng, tương đương 88,7% xuống chỉ còn 1,3 tỷ đồng. Hoàng Quân thoát lỗ nhờ hoạt động tài chính.

Theo đó, doanh thu hoạt động tài chính quý 3/2024 của đơn vị này đạt 40,7 tỷ đồng. Trong đó có tới 40,2 tỷ đồng là lãi hợp tác kinh doanh.

Có được sự “trợ giúp” từ hoạt động tài chính nhưng lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của Hoàng Quân cũng chỉ đạt 26,6 tỷ đồng khiến hiệu quả sử dụng vốn rất thấp. Trong 9 tháng đầu năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu công ty đạt 0,5%, thấp hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi ngân hàng.

86,3% tài sản bị đưa ra khỏi công ty

Bên cạnh việc hiệu quả sử dụng vốn rất thấp, Hoàng Quân còn đối mặt với tình trạng bị lạm dụng vốn khi phần lớn tài sản đã bị chuyển ra ngoài công ty. Đây là tình trạng mà những công ty từng liên quan với ông Trịnh Văn Quyết đã gặp phải như Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros và Bamboo Airways, từ đó gây thiệt hại cho cổ đông, nhà đầu tư.

Cụ thể, tại ngày 30/9/2024, tổng tài sản của Hoàng Quân tăng mạnh, tăng 3.157 tỷ đồng, tương đương 43,3% lên 10.456 tỷ đồng. Như vậy, tài sản “Vua nhà ở xã hội” đã vượt mốc 10.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, phần lớn tài sản của Hoàng Quân đã bị đưa ra khỏi công ty qua hình thức các khoản phải thu ngắn hạn (4.330 tỷ đồng), các khoản phải thu dài hạn (2.317 tỷ đồng), Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (2.377 tỷ đồng).

Như vậy, tổng giá trị số tiền bị chuyển ra khỏi công ty (các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản phải thu dài hạn và các khoản đầu tư tài chính dài hạn) tại Hoàng Quân lên đến 9.024 tỷ đồng, chiếm 86,3% tổng tài sản và cao gấp 1,7 lần vốn chủ sở hữu.

Dòng tiền yếu ớt

Với việc phần lớn tài sản đã nằm ngoài công ty, dòng tiền của Hoàng Quân vô cùng yếu ớt. Điều này được thể hiện qua việc tiền mặt công ty rất khiêm tốn, công ty âm dòng tiền.

Cụ thể, tại ngày 30/9/2024, chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền dù tăng mạnh, tăng 45,6% nhưng cũng chỉ đạt 40,9 tỷ đồng. Tiền chiếm 0,39% tổng tài sản, báo hiệu cho những khó khăn về vốn lưu động của Hoàng Quân.

Dòng tiền Hoàng Quân yếu ớt còn được thể hiện qua việc lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của công ty là âm 3,9 tỷ đồng. Đây là kết quả của việc công ty âm nặng trong hoạt động kinh doanh và đầu tư. Lẽ ra dòng tiền Hoàng Quân sẽ âm nhiều hơn nếu không có hoạt động vay tiền để bù đắp thâm hụt.

Hồi cuối quý 3/2024, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh công ty này lần lượt âm 135 tỷ đồng và 19 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ trong kỳ nhận được 158 tỷ đồng tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được nên Hoàng Quân chỉ âm nhẹ dòng tiền.

Cổ phiếu ngụp lặn dưới mệnh giá, cổ đông mất 26,1% giá trị đầu tư

Với bức tranh tài chính vẫn còn nhiều u ám, cổ phiếu (CP) HQC của Hoàng Quân tiếp tục "ngụp lặn" dưới mệnh giá. Suốt thời gian dài, HQC chỉ đạt 30% tới 40% mệnh giá khiến nhà đầu tư thiệt hại nặng.

Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch 15/11, HQC dừng ở mức 3.060 đồng/CP, giảm 1.080 đồng/CP, tương đương 26,1% so với cuối năm 2023. Điều đó có nghĩa sau 11,5 tháng giao dịch, cổ đông HQC đã mất đi 26,1% giá trị đầu tư.

Trong năm nay, Hoàng Quân gây xôn xao dư luận khi tháng 7, Cục Thuế TP Cần Thơ ra thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trương Anh Tuấn (sinh năm 1964) - Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ.

Theo thông báo, ông Tuấn bị tạm hoãn xuất cảnh để cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Trong danh sách nợ thuế tính đến hết tháng 5/2024, Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ nợ thuế gần 6,15 tỷ đồng.

Thanh Giang

Link gốc

Bình luận (29)

Hy vọng điều tra vào cuộc xử lý thật nặng
20:16
 1
DM thằng báo này có ý gì đây. Con HQC vừa lên tí là nó viết bài dìm hàng. Mai dìm hàng để cướp hàng chăng?
20:21
 3
Hàng sida xũng vô ăn chuối
20:31

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long