Dòng vốn huy động được sẽ củng cố nguồn lực cho hệ sinh thái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục triển khai, mở rộng hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh thời gian tới.
Theo báo cáo cập nhật mới nhất, Vietcap đánh giá hệ sinh thái Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng luôn chủ động với các kế hoạch huy động vốn của công ty bao gồm mục đích tái cấp vốn nợ vay.
11 tháng đầu năm 2024, Vingroup, VinFast, Vinhomes (VHM) và các công ty con của Vinhomes đã lần lượt phát hành 14.000 tỷ đồng, 6.000 tỷ đồng và 18.400 tỷ đồng trái phiếu trong nước.
Bên cạnh đó, trong quý 3/2024, Vinpearl đã phát hành 150 triệu USD trái phiếu hoán đổi quốc tế và huy động được khoảng 200 triệu USD từ các khoản vay hợp vốn quốc tế, trong đó khoản tiền thu được được dùng để mua lại phần lớn tiền gốc trái phiếu hoán đổi trị giá 425 triệu USD của Vinpearl (lãi suất 3,25%/năm, đáo hạn vào năm 2026).
Trong thời gian tới, dự kiến sẽ có hàng tỷ USD đổ về hệ sinh thái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thông qua nhiều kênh huy động khác nhau.
Về khoản tài trợ của Chủ tịch, theo CBTT vào tháng 11/2024, ông Phạm Nhật Vượng sẽ tài trợ 50.000 tỷ đồng cho VinFast, bao gồm khoản tài trợ 1 tỷ USD (chưa giải ngân tính đến cuối quý 3/2024) đã được công bố trước đó tại ĐHCĐ tháng 4/2024 của Vingroup. Khoản tài trợ này sẽ được trích từ tài sản cá nhân.
Ngoài ra, VinFast đã huy động được hơn 30 triệu USD từ thỏa thuận này tính đến cuối quý 3/2024. Theo thỏa thuận phát hành vốn cổ phần của VinFast với Yorkville được ký vào tháng 10/2023, hạn mức lên đến 1 tỷ USD cho việc phát hành cổ phiếu mới trong 3 năm kể từ năm 2023.
Cuối tháng 10/2024, Vinhomes đã thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế với tổng giá trị 500 triệu USD (~12.500 tỷ đồng). Trái phiếu không chuyển đổi, không kèm theo chứng quyền và không có bảo đảm. Kỳ hạn dự kiến 5 năm. Sở Giao dịch chứng khoán Singapore cũng đã nhận được chấp thuận nguyên tắc về việc cho phép Vinhomes niêm yết trái phiếu. Đây là một bước quan trọng để Vinhomes thực hiện phát hành trái phiếu quốc tế thời gian tới.
Bên cạnh các kế hoạch huy động vốn trên, Vingroup còn có kế hoạch IPO và niêm yết Vinpearl. Vào tháng 11/2024, Vinpearl đã hoàn tất đăng ký trở thành công ty đại chúng, một bước quan trọng để đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán. Theo ban lãnh đạo công ty, Vinpearl đặt mục tiêu niêm yết trong vòng 12-18 tháng tới.
Ngoài ra, Vingroup cũng đang tích cực cơ cấu lại một số tài sản. Theo Vietcap, việc thoái vốn một số mảng kinh doanh đã đi vào giai đoạn ổn định/không cốt lõi là một trong các kênh huy động vốn cho công ty trong các năm qua, điển hình như thoái 41,5% cổ phần tại Vincom Retail (VRE) thông qua SDI vào năm 2024, thoái One Mount Group trong giai đoạn 2021-2022, và Crown X trong giai đoạn 2020-2021.
Mặt khác, đối với trái phiếu hoán đổi (TPHĐ), Vingroup đã thu xếp kế hoạch tái cấp vốn cho toàn bộ các TPHĐ có kèm quyền chọn bán cho trái chủ vào năm 2024.
Các kế hoạch này bao gồm (1) đã mua lại tổng cộng 1,07 tỷ USD TPHĐ tính từ đầu năm, (2) đã đạt được thỏa thuận với các trái chủ đối với 234,5 triệu USD còn lại của lô TPHĐ 625 triệu USD (đến hạn vào năm 2027) của Vingroup/VinFast về việc gia hạn điều khoản mua lại sớm số trái phiếu này thêm 18 tháng đến tháng 10/2025.
Bình luận (20)
cũng kén khách