Hãy là người đầu tiên thích bài này
Hai "cá mập" sừng sỏ bậc nhất thị trường sẽ săn lùng cổ phiếu nào nhiều nhất trong đợt cơ cấu quý 4?

Theo dự phóng của Chứng khoán DSC, một cổ phiếu bán lẻ sẽ là tâm điểm của dòng tiền từ các ETF ngoại.

Ngày 6/12 tới đây, FTSE Russell dự kiến sẽ công bố danh mục cổ phiếu thành phần bộ chỉ số FTSE Vietnam All-share và FTSE Vietnam Index (quỹ ETF FTSE tham chiếu). Tới ngày 13/12, MarketVector cũng sẽ công bố danh mục Marketvector Vietnam Local Index (quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF - VNM ETF tham chiếu).

Ngày 20/12 dự kiến là ngày hoàn tất việc cơ cấu toàn bộ danh mục của các ETF tham chiếu theo các bộ chỉ số này và các danh mục mới có hiệu lực từ ngày 23/12/2024.

Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán DSC đã đưa ra dự báo danh mục cổ phiếu thành phần và số lượng cổ phiếu mua/bán đối với các ETF tham chiếu theo các chỉ số.

Với rổ chỉ số MarketVector Vietnam Local (VNM ETF tham chiếu), DSC dự báo chỉ số sẽ thêm mới 3 cổ phiếu Viettel Post (VTP), NamA Bank (NAB), và Chứng khoán MB (MBS). Theo DSC, nhờ quy mô vốn hóa free-float và thanh khoản tăng đáng kể, số lượng cổ phiếu đạt đủ các tiêu chí sàng lọc tăng mạnh. Tuy nhiên, theo quy tắc lựa chọn top 85% vốn hóa, 3 cổ phiếu trên có nhiều khả năng được đưa vào danh mục.

Ngược lại, không có cổ phiếu nào bị loại khỏi danh mục chỉ số trong đợt review quý 4 này.

Danh mục chỉ số mới sẽ tập trung tỷ trọng vào ngành bất động sản (~29%), thực phẩm đồ uống (~15%) và chứng khoán (~12%). Năm cổ phiếu có tỷ trọng cao nhất dự kiến là VHM (8%), VNM (8%), VIC (7%), HPG (6,5%), VCB (6%), chiếm tổng cộng 35,5% tổng tỷ trọng rổ.

Với thay đổi trên, DSC ước tính quỹ VNM ETF sẽ mua thêm lượng đáng kể cổ phiếu VIX (14,9 triệu cp), MSN (7,2 triệu cp), NAB (8,5 triệu cp), VNM (3,1 triệu cp) và bán mạnh VIC (2,5 triệu cp), HUT (3 triệu cp), VND (3,4 triệu cp), NVL (3,9 triệu cp) để tái cơ cấu danh mục.

Hiện VNM ETF là quỹ ngoại lớn thứ hai tại thị trường Việt nam với tổng tài sản quản lý hơn 11.257 tỷ đồng và 38,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Kể từ đầu năm, tổng tài sản quỹ đã giảm hơn 8% và bị rút ròng hơn 788 tỷ đồng.

Với FTSE Vietnam Index (quỹ ETF FTSE tham chiếu), DSC dự phóng không có cổ phiếu nào được thêm vào chỉ số, ngược chiều mã EVF có thể bị loại do không duy trì được giá trị vốn hóa yêu cầu. Danh mục chỉ số mới tập trung tỷ trọng vào ngành bất động sản (~30%), chứng khoán (~14%) và ngân hàng (~13%) và 5 cổ phiếu có tỷ trọng cao nhất là HPG (13,2%), VHM (10,0%), VCB (9,2%), VNM (8,7%), VIC (7,6%).

Với thay đổi trên, DSC ước tính FTSE ETF sẽ mua thêm VHM (1,4 triệu cp), HPG (772 nghìn cp), VCB (653 nghìn cp) và bán mạnh SSI (3,9 triệu cp), EVF (1,3 triệu cp), VIC (1,3 triệu cp) trong đợt tái cơ cấu.

Hiện FTSE ETF là quỹ ngoại lớn thứ ba tại thị trường Việt Nam có tổng tài sản quản lý hơn 6.788 tỷ đồng và hơn 10,6 triệu chứng chỉ quỹ. Cụ thể, tổng giá trị tài sản quỹ đã giảm -21% và dòng vốn rút ròng đạt -1.582,6 tỷ VNĐ so với đầu năm.

Phương Linh-Link gốc

Bình luận (8)

Các quỹ thông thường họ sẽ mua thỏa thuận, hay mua thẳng trên sàn nhỉ
09:00
SÁNG HỌC - TỐI ĐẦU TƯ  thường nó mua thẳng trên sàn atc phiên ngày cuối cùng trong thời gian đăng ký
09:02
 1
SÁNG HỌC - TỐI ĐẦU TƯ  cả 2 bác, cái nào tốt hơn thì họ làm, nếu trên sàn thì bác thấy lệnh mua/bán trong phiên đều như robot 100,200,1000. Còn atc thì họ kê lệnh lớn đột biến với giá bán cực thấp hoặc giá mua cực cao. 100k...Thêm
09:03
 4

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long