Hãy là người đầu tiên thích bài này
Hà Tĩnh: Trình Chính phủ 'siêu' dự án điện khí LNG 60.000 tỷ ở Vũng Áng

Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) được đề xuất là nhà đầu tư chính. Dự án có quy mô là 1.500MW giai đoạn đến 2030; 3.000MW giai đoạn sau năm 2030.

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét, chấp thuận đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện khí LNG Vũng Áng III, tại Khu Kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, Khu Kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh được quy hoạch Kho khí LNG và dự án Nhà máy điện – khí Vũng Áng III đã được cập nhật trong Danh mục Dự án đầu tư phát triển nguồn điện của Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hà Tĩnh đề xuất đầu tư siêu dự án LNG 60.000 tỷ đồng ở KKT Vũng Áng

Theo Quy hoạch/Kế hoạch thực hiện quy hoach phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII), dự án Nhà máy điện khí LNG Vũng Áng III được quy hoạch là vị trí có tiềm năng, dự phòng cho các dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG chậm tiến độ hoặc không thể triển khai; mặt khác tại vị trí quy hoạch Nhà máy điện khí LNG Vũng Áng III có lợi thế Cảng nước sâu Sơn Dương, quỹ đất cơ bản đã giai phóng mặt bằng (diện tích khoảng 164 ha), điều kiện đấu nối và giải toả công suất thuận lợi và đảm bảo điều kiện cần thiết khác cho việc triển khai dự án theo hướng dẫn của Bộ Công Thương...

Trong văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh nêu rõ, Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) là nhà đầu tư chính. Dự án có quy mô là 1.500MW giai đoạn đến 2030; 3.000MW giai đoạn sau năm 2030.

Tổng công ty khí Việt Nam CTCP (PV Gas) đề xuất đầu tư Kho LNG tại Vũng Áng với quy mô: Kho cảng LNG trung tâm (Hub) với công suất 1-3 triệu tấn/năm, có tính đến khả năng nâng công suất phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Trước đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét, đồng ý cho phép Hà Tĩnh triển khai lập dự án đầu tư đối với nhà máy điện - khí LNG Vũng Áng III thay thế Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng III, với quy mô công suất trước năm 2030 là 1.500 MW và công suất sau năm 2030 là 4.500 MW; tổng vốn đầu tư dự án khoảng hơn 60,000 tỷ đồng.

Qua đó, dự án đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, đến tìm hiểu, nghiên cứu và nộp hồ sơ đề xuất đầu tư xây dựng dự án này như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn T&T, Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn, Công ty Samsung C&T (Tập đoàn Samsung Hàn Quốc)...

Cụ thể, đầu tháng 10/2023, Tập đoàn Vingroup đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất việc khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án nhà máy điện khí LNG Vũng Áng 3 tại Khu kinh tế Vũng Áng. Dự án nhà máy điện khí LNG Vũng Áng 3, Tập đoàn Vingroup đề xuất sẽ bao gồm xây dựng hệ thống cảng tiếp nhận LNG, kho chứa và nhà máy điện khí LNG. Hệ thống cảng tiếp nhận LNG có công suất 1,5 triệu tấn/năm, gồm nhà máy điện tubin khí chu trình hỗn hợp với tổng công suất 1.600MW...

Công ty cổ phần Tập đoàn T&T cũng đề xuất với UBND tỉnh Hà Tĩnh đầu tư tổ hợp điện khí LNG Vũng Áng 3 theo hình thức đầu tư nhà máy điện độc lập (IPP). Tổng mức đầu tư cho tổ hợp điện khí LNG này dự kiến khoảng 3,55 tỷ USD. Diện tích sử dụng cho dự án khoảng 123,8 ha, chưa bao gồm 100 ha diện tích mặt nước. Chủ đầu tư sẽ xây dựng trung tâm kho cảng LNG Vũng Áng 3 & trung tâm điện lực LNG Vũng Áng 3 có tổng công suất phát điện 3.000 MW.

Tháng 10/2019, Công ty Điện khí Siemens (CHLB Đức) và Công ty Samsung C&T (Tập đoàn Samsung Hàn Quốc) cũng đã đề xuất được nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án có công suất từ 1.200 - 1.500MW, tổng mức đầu tư khoảng 1,5 - 1,8 tỷ USD.

Văn Tuân

Link gốc

Bình luận (1)

Địt mẹ thằng nhà báo xào lại tin à
07:55

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long