Hãy là người đầu tiên thích bài này
FLC: Sắp họp bất thường về thay đổi nhân sự cấp cao

Tập đoàn FLC sắp tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường để miễn nhiệm và bầu thành viên HĐQT, ban kiểm soát.

FLC sắp tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường để miễn nhiệm và bầu thành viên HĐQT, ban kiểm soát.

Thông tin này được nêu trong nghị quyết ký hôm 17/6 của HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.

Theo đó, ngày cuối cùng để chốt danh sách cổ đông dự họp là 7/7. Thời gian và địa điểm tổ chức phiên họp bất thường này sẽ được công ty thông báo cụ thể tới cổ đông sau.

Tại đại hội, FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, ban kiểm soát của công ty. Đồng thời, HĐQT FLC cũng sẽ báo cáo về kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2025 và kế hoạch cho cả năm 2026.

Hiện ông Vũ Anh Tuân giữ vai trò Chủ tịch FLC kể từ tháng 12/2024. HĐQT công ty còn các thành viên khác gồm ông Nguyễn Chí Công, Nguyễn Thanh Tùng, Đỗ Mạnh Hùng. Ở ban kiểm soát, ông Nguyễn Xuân Hòa đã có đơn xin từ nhiệm vai trò trưởng ban từ hôm 13/5.

FLC là tập đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, đầu tư tài chính, hàng không. Doanh nghiệp này đã thực hiện được một số quần thể nghỉ dưỡng, khách sạn tại Quy Nhơn, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.

Sau khi cựu Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết cùng các lãnh đạo cấp cao bị bắt năm 2022, hoạt động của công ty đã trải qua nhiều khó khăn. Gần đây, FLC đã triển khai trở lại một số dự án bất động sản, trong đó có khu căn hộ cao cấp tại Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Trước đó, công ty cũng xin nghiên cứu, lập ý tưởng quy hoạch Khu đô thị sân bay thuộc xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Tại phiên họp bất thường năm ngoái, lãnh đạo công ty khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện loạt dự án bất động sản dang dở tại Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai. FLC cũng nỗ lực tháo gỡ các vấn đề về tài chính, pháp lý để đảm bảo nghĩa vụ với khách hàng, cổ đông, đối tác.

Trong một diễn biến khác liên quan đến vụ án, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử xem xét đơn kháng cáo và giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Trịnh Văn Quyết.

Cụ thể, Viện Kiểm sát đề xuất mức án 7 đến 8 năm tù đối với tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", thay vì 18 năm như phán quyết sơ thẩm. Với tội "Thao túng thị trường chứng khoán", ông Quyết bị đề nghị nộp phạt 4 tỷ đồng, thay vì chịu mức án 3 năm tù.

Tổng mức hình phạt mà Viện Kiểm sát kiến nghị là từ 7-8 năm tù cùng với hình phạt tiền 4 tỷ đồng, tức giảm từ 13-14 năm so với bản án sơ thẩm tổng cộng 21 năm tù.

Lệ Chi-Link gốc

Bình luận (3)

Chuẩn bị đến giai đoạn bọn nó đi gom cổ bên ngoài rồi. và đến khi lên sàn sẽ có 1 cú đạp vét hàng nữa ở vùng 1k xx. Mấy a chị đã chót kẹt nó thì cứ mạnh mẽ mà ôm tiếp vài năm. kiểu gì cũng đc bán với ...Thêm
18:53
Khả năng sớm có điều chỉnh báo cáo tài chính, thay đổi vốn điều lệ (ROS) phù hợp với kết luận của tòa án, ký và công bố,... cho giao dịch lại rồi.
09:37
Đừng họp nữa được không mà hãy làm đi chứ.cho lên thị trường để thoát vốn với sợ ùi.giá càng nhỏ càng tức lộn ruột.
10:19

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long