Hãy là người đầu tiên thích bài này
Đi tìm lời giải cho thanh khoản của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán đang đối mặt với một chuỗi ngày giao dịch buồn chán khi giảm mạnh về điểm số trong khi thanh khoản giảm rất mạnh.

Dòng tiền vẫn yếu trên thị trường chứng khoán. Ảnh: Lê Toàn

Thị trường đã có tuần giao dịch ảm đạm khi dòng tiền nội tiếp tục "rời xa", trong khi nhà đầu tư ngoại vẫn không ngừng gia tăng sức ép với giá trị bán ròng đạt gần 1.200 tỉ đồng, gấp rưỡi so với tuần trước.

Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 24,11 điểm (-1,92%), xuống 1.230,48 điểm. Thanh khoản sụt giảm mạnh, trong đó, hai phiên ngày thứ Năm đánh dấu khối lượng khớp lệnh thấp nhất trong 2 năm, phiên trước đó là mức thấp nhất trong 14 tháng.

Trên sàn HOSE, điểm nhấn là cổ phiếu YEG bị bán mạnh với bốn phiên giảm sàn và mô hình “cây thông” đã gần hình thành đầy đủ. Mới đây, YEG đã phát đi thông tin về việc sẽ không tiếp tục sản xuất hai chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” và “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” trong năm 2025 cũng gây chú ý.

VN-Index liên tục hứng chịu các đợt giảm điểm trong tuần qua phản ánh tâm lý ngày càng e dè của nhà đầu tư. Hơn nữa, khối lượng giao dịch nằm dưới mức trung bình 20 tuần cho thấy, dòng tiền tham gia vào thị trường vẫn còn hạn chế. Hiện tại, khối ngoại vẫn duy trì việc bán ròng cũng là yếu tố không mấy tích cực đối với chỉ số.

SGI Capital vừa có báo cáo nhận định thị trường trong năm 2025. Theo đó, khác với bối cảnh đầu năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 kém thuận lợi hơn khi hai lực đẩy quan trọng là dòng tiền và tăng trưởng nội tại doanh nghiệp đều có biểu hiện suy yếu đáng kể.

Trong bối cảnh chính sách tiền tệ nới lỏng đã hết dư địa, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 16% năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước đòi hỏi hệ thống ngân hàng sẽ phải huy động một lượng vốn rất lớn tương ứng. Điều này có thể khiến mặt bằng lãi suất tăng mạnh hơn kỳ vọng và ảnh hưởng tới dòng tiền nội trên thị trường chứng khoán vốn đã cạn kiệt sau những đợt bán ròng của khối ngoại và phát hành từ các doanh nghiệp niêm yết (chủ yếu là nhóm chứng khoán và bất động sản).

Những giai đoạn nới lỏng tiền tệ luôn chứng kiến dòng tiền nội chảy vào thị trường chứng khoán mạnh mẽ hấp thụ, thậm chí áp đảo nguồn cung khối ngoại để duy trì đà tăng tích cực cho thị trường. Tuy nhiên, khi giai đoạn nới lỏng đi qua, lãi suất nhích tăng trở lại, dòng tiền nội suy yếu khiến thanh khoản sụt giảm, rủi ro giảm giá sẽ tăng lên nếu khối ngoại vẫn duy trì bán ròng hoặc có những biến cố khiến nguồn cung tăng đột biến.

SGI Capital đưa ra quan điểm cho rằng, mối bận tâm lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025 vẫn là áp lực bán ròng từ khối ngoại. Mức bán ròng kỉ lục hơn 94 nghìn tỉ năm ngoái đã khiến VN-Index không thể vượt qua mốc 1.300 điểm dù dòng tiền nội đã tham gia mạnh mẽ và hấp thụ tốt lượng cung này.

Thị trường luôn đồng thuận về sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như khả năng sớm thăng hạng lên thị trường mới nổi - Emerging Market sẽ thu hút dòng vốn ngoại, nhưng thực tế đang diễn ra trái ngược. Việt Nam là thị trường bị bán ròng mạnh trong 4/5 năm gần đây với tỉ lệ bán lớn bậc nhất khu vực nếu tính trên vốn hóa hay tổng giá trị nhà đầu tư ngoại đang nắm giữ.

“Công bằng mà nói, định giá thị trường Việt Nam không hấp dẫn nhiều hơn các thị trường khác dù phần lớn vốn hóa thuộc nhóm có rủi ro chu kỳ cao như ngân hàng, tài chính, và bất động sản. Bởi vậy, kỳ vọng dòng vốn ngoại quay lại mua ròng trong 2025 sẽ khó khả thi nếu định giá chưa đủ rẻ và rủi ro tỉ giá vẫn hiện hữu”, SGI Capital nhận định.

Gia Miêu-Link gốc

Bình luận (17)

Húp nước để lại cẫn chúng mày húp cả cẫn thì thanh khoản tới 2030 vẫn k có đâu
19:48
Từ ngày cụ tổng ra đi thị trường CKVN nát hẳn.
19:52
 3
Chơi bẩn bựa quá NN nó chẳng sợ chạy mất dép, cuối cùng nhà đầu tư mất tiền vì cái trò bẩn bựa của ubck
19:53
 2

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long