Hãy là người đầu tiên thích bài này
DGC: Bán mặt hàng cực quan trọng, chiếm 1/3 tổng xuất khẩu toàn cầu: Lời lãi ra sao?

Đây là doanh nghiệp đầu ngành trong việc sản xuất các sản phẩm này, công suất thiết kế lớn nhất ở Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt chi phối 1/3 sản lượng xuất khẩu toàn cầu

Công ty Cổ phần Hoá chất Đức Giang (mã cổ phiếu DGC – sàn HoSE) hiện là nhà xuất khẩu phốt pho vàng (P4) lớn nhất châu Á. Trong bối cảnh Trung Quốc không còn xuất khẩu phốt pho vàng, Đức Giang hiện chi phối gần 1/3 tổng lượng xuất khẩu phốt pho vàng toàn cầu.

Phốt pho vàng là nguyên liệu đầu vào quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm, đặc biệt là sản xuất chip điện tử, chất bán dẫn và pin lithium.

Đặc biệt, tập đoàn sở hữu công nghệ luyện quặng apatit dạng bột độc quyền, cho phép tiết giảm chi phí sản xuất và tận dụng tối đa nguồn quặng apatit cấp thấp.

Các khách hàng lớn của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) như Mitsubishi (Nhật Bản), KS-International (Anh), và UNID Global Corp (Hàn Quốc)...

Trong năm 2024, DGC ghi nhận doanh thu đạt 9.865 tỷ đồng và LNST đạt 3.109 tỷ đồng. Trong đó, DGC đã đẩy mạnh kinh doanh phốt pho vàng và mảng phân bón (DAP/MAP) trong khi giảm các mảng còn lại như Axit Photphoric thực phẩm TPA và Axit WPA.

Sản lượng phốt pho vàng bán ra tăng 27% so với cùng kỳ đã hỗ trợ tích cực cho doanh thu của DGC, mặc dù giá P4 trung bình tiếp tục giảm 9,5% so với cùng kỳ trong 2024.

Về kế hoạch năm 2025, DGC đặt kế hoạch doanh thu 10.385 tỷ đồng (tăng 5,2%) và LNST 3.000 tỷ đồng (giảm 3,4%).

Theo thông tin từ cuộc họp ĐHCĐ, trong quý 1/2025, DGC ước doanh thu đạt 2.700 tỷ đồng (tăng 13% so với cùng kỳ) và LNST đạt 800 tỷ đồng (tăng 13,6% so với cùng kỳ). Với kết quả này, DGC đã hoàn thành 26,7% kế hoạch năm của công ty.

Giá P4 sẽ ra sao?

Trong một báo cáo vừa công bố của Công ty chứng khoán ACB (ACBS), công ty này nhận định, những biến động trên thị trường P4 của Trung Quốc tác động đến giá P4 toàn cầu cũng như Việt Nam.

Nguyên nhân là bởi, Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ P4 lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, từ cuối năm 2021 - 2022, thời tiết khô hạn cùng với giá than tăng cao đã khiến chi phí vận hành các nhà máy điện tại Trung Quốc tăng. Để đảm bảo nguồn điện cho nhu cầu sinh hoạt, nước này buộc phải hạn chế hoạt động của một số ngành công nghiệp, bao gồm sản xuất phốt pho vàng. Nguồn cung hạn chế và chi phí sản xuất tăng đã làm tăng giá P4.

Sau đó, giá P4 đã sụt giảm mạnh 35% trong 2023 - 2024 nhưng vẫn cao hơn 50% so với mức trung bình trong giai đoạn 2015 - 2020 do Trung Quốc dần dỡ bỏ các hạn chế trong sản xuất P4 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ ngành công nghiệp xe điện.

Về triển vọng 2025, ACBS đánh giá, giá P4 Trung Quốc sẽ khó tăng cao do chi phí sản xuất đầu vào giảm. Giá điện đầu vào cho hoạt động sản xuất P4 tại Trung Quốc được hưởng lợi nhờ chi phí sản xuất thấp của thủy điện hiện tượng La Nina trong 4 tháng đầu năm và tình hình thời tiết trung tính cho giai đoạn còn lại của 2025 so với tình trạng ElNino trước đây. Hơn nữa, tỉnh Vân nam (Trung Quốc) - nơi sản xuất P4 lớn nhất (chiếm 46% công suất) – cũng chủ yếu sử dụng thủy điện cho nguồn cung cấp điện.

Ngoài ra, giá than cốc đầu vào tại Trung Quốc đang tiếp tục giảm 16% trong 3 tháng năm 2025 so với mức trung bình năm 2024. Xu hướng dự kiến sẽ tiếp diễn do nền kinh tế nước này chưa phục hồi, lượng tồn kho còn cao và kế hoạch cắt giảm sản lượng thép đã làm giảm nhu cầu than cốc.

Các nhà máy Trung Quốc hiện cũng mới chỉ hoạt động 50% công suất sản xuất P4 và có thể tăng lên khi nhu cầu gia tăng, từ đó hạn chế khả năng tăng giá mạnh của P4.

Ngoài ra, lĩnh vực bản dẫn hiện được loại trừ ra khỏi phạm vi áp thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump, tuy nhiên, một số thông tin cho thấy khả năng lĩnh vực này sẽ chịu một biểu thuế riêng mà Mỹ sẽ công bố trong thời gian tới nhằm đưa chuỗi sản xuất bán dẫn, thiết bị công nghệ về Mỹ. 

Điều này có thể dẫn đến sự trì hoãn hoặc cắt giảm các kế hoạch đầu tư cho việc sản xuất các thiết bị, linh kiện điện tử hay xây dựng các trung tâm dữ liệu, các mô hình trí tuệ nhân tạo tiên tiến ngoài nước Mỹ. Theo đó, khả năng tăng giả mạnh các nguyên liệu đầu vào cho lĩnh vực này như P4 có thể vẫn hạn chế cho đến khi các chính sách thuế rõ ràng hơn và ổn định.

Năm 2025, mảng phốt pho vàng của Đức Giang được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ nhờ sự tăng tốc của ngành sản xuất chip toàn cầu và hàng loạt nhà máy bán dẫn mới tại châu Á đi vào hoạt động.

ACBS nhận định, giá P4 dự phóng tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ nhờ nhu cầu từ ngành bán dẫn. Theo WSTS, thị trường bán dẫn tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ tăng 10,4% trong 2025.

"Chúng tôi dự phỏng DGC đạt doanh thu 11.388 tỷ đồng (tăng 15,4% so với cùng kỳ) và LNST 3.353 tỷ đồng (tăng 7,8% so với cùng kỳ) trong 2025", báo cáo của ACBS nhận định.

Pha Lê-Link gốc

Bình luận (8)

Quí 1 LNST 800 tỏi tăng 13% so với cùng kì. Lấy lại 3 con số đi nào :))
08:56
 4
Hàng cơ bản giá trị thì cổ nê giữ giá chứ cũng là 4 cây sàn như bọn rác thì cũng bt
09:27
 1
Thằng nào kẹt hàng thuê báo thế :)))
09:55

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long