Hãy là người đầu tiên thích bài này
CTP: Hiện tượng bất thường tại Minh Khang CTP

Bất chấp nhiều vấn đề về nhân sự, hoạt động kinh doanh, lãnh đạo thoái vốn, cổ phiếu CTP vẫn miệt mài tăng từ vùng 3.500 đồng lên 42.700 đồng/cp trong 5 tháng qua.

Sau thời gian dài đi ngang, cổ phiếu CTP của Công ty cổ phần Khang Minh Capital Trading Public (Minh Khang CTP) bất ngờ tăng giá mạnh từ vùng 3.500 đồng/cp đầu tháng 4 lên 42.700 đồng/cp, tức gấp 12,2 lần trong 5 tháng. Đà tăng giá bắt đầu mạnh lên từ đầu tháng 8 với nhiều phiên tăng gần hết biên độ 9 – 10% mỗi phiên. Thanh khoản cổ phiếu cũng cải thiện từ vài chục nghìn đơn vị lên vài trăm nghìn đơn vị.


Cổ phiếu CTP bất ngờ leo dốc từ đầu tháng 4. Nguồn: TradingView

Kết quả kinh doanh đi xuống

Công ty cổ phần Minh Khang Capital Trading Public tiền thân là Công ty cổ phần Cà phê Thương Phú, thành lập năm 2010 với vốn 3 tỷ đồng, trụ sở chính đặt tại Quảng Trị. Từ ngày đầu, công ty định hướng tập trung vào lĩnh vực sản xuất và chế biến cà phê.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, doanh nghiệp thoái vốn khỏi Công ty cổ phần Nansan Việt Nam – đơn vị chuyên sản xuất cà phê nhân Arabica và đổi tên như hiện nay. Công ty bắt đầu hướng tới việc phát triển đa ngành. Một mặt, CTP duy trì và phát triển sâu lĩnh vực trồng vùng nguyên liệu nông sản, cà phê, xây dựng thương hiệu cà phê mới, liên kết xây dựng chuỗi quán cà phê thương hiệu riêng; mặt khác, công ty mở rộng sang đầu tư bất động sản, kinh doanh vật liệu xây dựng.

Ban lãnh đạo cho biết trải qua 3 năm dịch bệnh kéo dài, các chủ trương, kế hoạch của công ty bị chậm lại. Theo đó, doanh thu công ty xuống dưới 100 tỷ đồng và lợi nhuận chỉ vài trăm triệu đồng, giảm mạnh so với thời kỳ chưa thoái vốn Công ty cổ phần Nansan Việt Nam.

Cho đến nửa đầu năm nay, tình hình càng tệ hơn khi doanh thu lao dốc từ 60 tỷ đồng xuống 709 triệu đồng, lỗ ròng 178 triệu đồng (cùng kỳ năm trước có lãi 274 triệu đồng).

Ông Lê Minh Tuấn, Tổng Giám đốc lý giải do tình hình thị trường bất động sản và nhu cầu tiêu dùng trong quý II tiếp tục có nhiều biến động khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp lên mảng kinh doanh trong khi các chi phí liên quan đến hoạt động không thay đổi.

Tại cuối quý II, Minh Khang CTP có tổng tài sản 153 tỷ đồng, giảm 20% so với đầu năm. Công ty không có tài sản cố định, khoản phải thu ngắn hạn chiếm 76% và hàng tồn kho chiếm 22%. Công ty có 37 tỷ đồng phải thu do cho Chủ tịch HĐQT tạm ứng. Khoản tạm ứng này dùng để đầu tư dự án Zen Garden Village tại ĐT 867, xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang theo thỏa thuận giữa công ty với Công ty cổ phần Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư Tín Việt. Dự án có tổng đầu tư 626 tỷ đồng, công ty dự kiến đầu tư 65 tỷ đồng. Thời gian hoàn ứng từ quý III/2024 đến hết quý IV/2024.

Lãnh đạo tiếp tục làm để duy trì cho đủ quân số theo quy định

Đi cùng với đà tăng giá khủng của cổ phiếu, điểm nhấn từ đầu năm đến nay của doanh nghiệp không đến từ hoạt động kinh doanh mà đến từ “lùm xùm” xin nghỉ việc đồng loạt của HĐQT và Ban Kiểm soát.

Trước thềm diễn ra kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên, Minh Khang Capital Trading Public cho biết nhận được 8 đơn từ nhiệm của các thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát từ 30/5, lý do của cả 8 người là vì cá nhân không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Tại đại hội, có 2 ứng viên vào HĐQT là ông Trần Công Thành và ông Dương Văn Tịnh, ứng viên Ban kiểm soát là ông Trần Mạnh Linh. Cổ đông Võ Minh Thái nêu ý kiến quy định của pháp luật và điều lệ công ty là HĐQT phải có 5 thành viên và Ban kiểm soát phải có 3 người. Nếu cổ đông đồng thuận cho toàn bộ thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát từ nhiệm thì sẽ không đủ số lượng tối thiểu theo quy định. Do vậy, ông Thái đề nghị chỉ có 2 thành viên HĐQT nghỉ và 1 thành viên BKS nghỉ. Đồng thời, các thành viên HĐQT và BKS còn lại cố gắng tiếp tục duy trì việc quản trị công ty cho đến khi tìm được người thay thế phù hợp.

Theo đó, sau kỳ họp ĐHĐCĐ, chỉ có 2 thành viên HĐQT được phê duyệt cho nghỉ là ông Phạm Mai Anh Tài và ông Khấu Minh Quân, thành viên BKS nghỉ việc là bà Nguyễn Thị Thanh Phương. Tuy nhiên, đến 2/7, thêm ông Lê Minh Tuấn – Phó Chủ tịch từ nhiệm, chỉ còn đảm nhận Tổng Giám đốc.

Như vậy, HĐQT công ty hiện có ông Nguyễn Tuấn Thành – Chủ tịch HĐQT, ông Trần Công Thành – Phó Chủ tịch, các thành viên bà Nguyễn Thị Thảo Nhi và ông Dương Văn Tịnh. Về BKS, bà Lê Thị Bích Ngọc – Trưởng ban, thanh viên gồm ông Trần Mạnh Linh và bà Nguyễn Thị Ngọc Mỹ.

Theo BCTC hợp nhất soát xét bán niên, Minh Khang CTP chỉ còn lại 3 nhân viên. Toàn bộ thành viên HĐQT và BKS không nhận thù lao, trong khi cùng kỳ năm trước có nhận 75 triệu đồng. Ban Tổng Giám đốc, ông Tuấn không có thù lao, bà Trần Thị Lan Anh nhận thù lao 54 triệu đồng, tương đương nửa đầu năm 2023. Mới đây, bà Lan Anh cũng có đơn từ nhiệm, người thay thế là ông Dương Văn Tịnh.

Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tuấn Thành và Tổng Giám đốc Lê Minh Tuấn miệt mài thoái vốn. Vào đầu năm, ông Nguyễn Tuấn Thành là cổ đông lớn nhất sở hữu 23,76% vốn. Hiện, ông Thành còn nắm 6,61% vốn và vừa đăng ký bán hết từ 5/9 đến 27/9. CEO Lê Minh Tuấn nắm giữ 231.300 đơn vị, liên tục đăng ký bán toàn bộ nhưng mới bán thành công 31.000 đơn vị.

Link gốc

Bình luận (4)

Chuẩn bị tinh thần gia nhập Juventus là vừa thôi lái ạ. Nhân tiện bọn nào sau đu đỉnh con này cứ họp lại mà làm đơn nộp lên nhé. Tham lam bị úp nhưng sau vẫn là bị hại 🙈😂
10:01
 2
Penny PAS , ITQ chuẩn bị bay cao khi tiền bé , tiền ít nhé , bây giờ chỉ còn Penny là vui vẻ thôi , nhóm sắt thép Penny sau bão Yogi là PAS và ITQ nhé 💓💓💖💖💖💓💓💓💘💘💘💕💕💕💕
10:04
**Hiện tượng bất thường tại Minh Khang CTP**

- Cổ phiếu của Công ty cổ phần Minh Khang Capital Trading Public (CTP) tăng mạnh từ 3.500 đồng lên 42.700 đồng/cp trong 5 tháng qua, bất chấp tình trạng kin...Thêm
14:54

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long