Hãy là người đầu tiên thích bài này
Có thêm cổ đông lớn, cổ phiếu một công ty xây dựng liên tục tăng trần

Từ khi ST8 trở thành cổ đông lớn đến nay, cổ phiếu CDR của CTCP Xây dựng Cao su Đồng Nai đã có 5 phiên tăng trần trong tổng số 12 phiên vừa qua. Đến phiên 15/7, giá cổ phiếu này tiếp tục tăng trần ngay từ khi mở cửa.

Ngay từ khi mở cửa phiên sáng nay 15/7, cổ phiếu cổ phiếu CDR của CTCP Xây dựng Cao su Đồng Nai đã ngay lập tức tăng trần lên 13.100 đồng/cp. Kết phiên, cổ phiếu này vẫn giữ nguyên sắc tím và dư mua hơn 110 nghìn cổ phiếu. Đây là phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp trong những phiên gần đây và là phiên thứ 5 cổ phiếu này tăng trần kể từ sau khi CTCP Đầu tư phát triển ST8 có động thái rót vốn mua cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn của công ty này.

Cụ thể, ngày 27/06/2024, ST8 đã mua vào 149,100 cp CDR, qua đó trở thành cổ đông lớn của CDR với tỷ lệ 6.99%. Trước đó, ST8 không sở hữu bất kỳ cổ phần nào tại CDR. Ngày 03/07, ST8 tiếp tục mua thêm 64,300 cp CDR để nâng tỷ lệ sở hữu lên 10%, tương đương 213,400 cp. Chiếu theo giá kết phiên, ước tính tổng số tiền ST8 bỏ ra để sở hữu 10% vốn của CDR là 1.8 tỷ đồng.

Từ khi ST8 trở thành cổ đông lớn đến nay, cổ phiếu CDR đã có 5 phiên tăng trần trong tổng số 12 phiên vừa qua. Đến phiên 15/7, giá cổ phiếu này tiếp tục tăng trần ngay từ khi mở cửa.Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu CDR đã tăng tổng cộng gần 134%.

Quay trở lại với diễn biến thị trường, sự giằng co giữa sức mua và sức bán đã khiến chỉ số đang từ trạng thái tăng trong phiên sáng quay đầu giảm khi sang phiên chiều. Kết phiên, VN-Index giảm nhẹ 0,93 điểm, tương đương 0,07% xuống còn 1.279,82 điểm, một lần nữa tuột mất mốc 1.280 điểm. Thanh khoản giảm mạnh khi toàn thị trường chỉ có hơn 16.600 tỷ được sang tay, tương đương 1.600 triệu cổ phiếu.

GVR, BCM và PLX là các cổ phiếu hoạt động tích cực nhất phiên khi cống hiến cho chỉ số chung 1,7 điểm. Ở chiều ngược lại, VHM, HVN và FPT là 3 cổ phiếu tiêu cực nhất phiên khi lấy đi của chỉ số chung gần 1,4 điểm.

Sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dịch vụ lưu trú và bán buôn là 3 nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất hôm nay với mức tăng trung bình là hơn 2%. Cụ thể, nhóm sản phẩm chăm sóc sức khỏe có rất nhiều mã tăng trần như: IMP, DHT... ngoài ra DHG cũng tăng 1,08%, DMC cũng tăng 1,52%...

Nhóm bán buôn có PLX tăng 3,67%, PET tăng 4,06%, thậm chí THS tăng trần.

Chứng khoán, công nghệ thông tin và bất động sản đều có diễn biến kém sôi động khi cả 3 nhóm này đều có chỉ số trung bình giảm. 

Ở nhóm công nghệ thông tin, FPT tiếp tục là cổ phiếu tiêu cực nhất khi giảm 0,82% xuống còn 132.700 đồng/cp. Tuy nhiên tín hiệu tốt ở cổ phiếu này đó là khối ngoại đã giảm bán ròng xuống chỉ còn 1,7 tỷ đồng trong phiên. Bên cạnh đó các cổ phiếu như CMG, ICT, CTR cũng chìm trong sắc đỏ, dù mức giảm chỉ từ 0,3-2%.

Bất động sản tiêu cực, nổi bật nhất là bộ 3 cổ phiếu họ Vingroup như VIC (-0,96%), VHM (-1,3%) và VRE (-1,96%). Các cổ phiếu khác như KBC, NVL, DIG cũng chìm trong sắc đỏ. Ở chiều ngược lại, BCM lại tăng hơn 3%, EVG (+1,72%)...

Nhóm ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tăng trưởng không mấy tích cực từ đầu phiên. Thậm chí, kết thúc phiên sáng, nhóm này còn giảm tiêu cực nhất so với toàn ngành. Hầu hết các mã cổ phiếu đều chìm trong sắc đỏ như TV2, VNC, TV4, TV3, PPE.

Ở nhóm ngân hàng phân hóa với mức tăng, giảm trong biên độ thấp. Chiều tăng có MBB, CTG, HDB... chiều giảm có VCB, TCB, BID, VPB...

Khối ngoại hôm nay bán ròng hơn 1,9 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn, trong đó tập trung vào HDB (406 tỷ), STB (326 tỷ), SAB (179 tỷ), SCS (118 tỷ)... Ở chiều ngược lại, khối này mua ròng TNH (113 tỷ), NLG (76 tỷ), PC1 (48,7 tỷ)...

Link gốc

Bình luận (9)

hay kéo ST8 hộ cái
16:26
 1
giá 8 ko mua kéo 3 4 phiên lên báo nhanh nhỉ
17:39
Xem có ai mua bán ko hay chỉ lái tự quay tay????
09:31
 1

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long