Hãy là người đầu tiên thích bài này
Cổ phiếu Esop, rẻ vẫn không đắt hàng

Cổ phiếu ESOP là phần thưởng khích lệ, động viên cán bộ, nhân viên, người lao động đồng thời, cũng giúp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, không phải cổ phiếu ESOP của doanh nghiệp nào cũng được đón nhận dù mức giá khá hấp dẫn so với giá giao dịch trên thị trường.

Thị trường chứng khoán "vào mùa" phát hành cổ phiếu ESOP (ảnh minh họa). Ảnh: Thế Minh

Thị trường chứng khoán đang ghi nhận làn sóng phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty (ESOP) với hàng loạt doanh nghiệp công bố, lên kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cán bộ, công nhân viên, người lao động nhằm tăng vốn điều lệ, đồng thời cũng là phần thưởng động viên, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên.

Điển hình như Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC) vừa thông báo phát hành hơn 1 triệu cổ phiếu cho người lao động với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. CTCP Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer (Mã: MCH) thông báo kế hoạch phát hành ESOP nhằm khuyến khích nhân viên và quản lý cấp cao. Theo đó, công ty dự kiến phát hành 7.174.310 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian hạn chế chuyển nhượng là 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

Tương tự, CTCP Tập đoàn Gelex (Mã: GEX) cũng thông báo sẽ phát hành 8 triệu cổ phiếu ESOP; CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) dự kiến phát hành hơn 3,34 triệu cổ phiếu cho cán bộ nhân viên,…

Bên cạnh các doanh nghiệp, trong nhóm tài chính, ngân hàng cũng không đứng ngoài cuộc chơi khi loạt nhà băng đã thông báo việc sẽ phát hành cổ phiếu ESOP, tùy từng ngân hàng sẽ có mức giá ưu đãi, số lượng cổ phiếu ESOP và điều kiện mua khác nhau như Nam A Bank, Techcombank, VIB,…

Thực chất của phát hành cổ phiếu ESOP là việc các doanh nghiệp phát hành mới cổ phiếu để bán cho những người nội bộ trong công ty. Điểm chung của những cổ phiếu ESOP này là đều bị hạn chế giao dịch trong 1 - 3 năm kể từ thời điểm phát hành. Tuy nhiên không phải cổ phiếu của doanh nghiệp nào cũng được đón nhận, không phải người lao động nào cũng sẵn sàng bỏ vốn mua ESOP dù giá hấp dẫn,...

Vì vậy, hàng loạt doanh nghiệp phát hành cổ phiếu dẫn đến tình trạng “ế ẩm”. Điển hình như CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (Mã: BAF) chỉ bán thành công gần 2,49 triệu cổ phiếu ESOP trong tổng số hơn 7,17 triệu cổ phiếu chào bán, tương ứng lượng cổ phiếu "ế" là gần 4,69 triệu cổ phiếu, dù giá bán thấp hơn một nửa so với giá thị trường.

Tương tự, CTCP Sữa Quốc tế (Mã: IDP) cũng “ế” 725.528 cổ phiếu ESOP (chiếm 61,5% tổng số cổ phiếu chào bán) dù giá chỉ 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi thị giá IDP trên thị trường thời điểm đó lên đến 253.000 đồng/cổ phiếu.

Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng “ế ẩm” của cổ phiếu ESOP, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân Chứng khoán Yuanta Việt Nam chia sẻ, nhiều doanh nghiệp khó bán hết cổ phiếu ESOP do các điều khoản quy định phải giữ cổ phiếu trong vòng 2 - 3 năm mới được bán ra. Nhiều người lo ngại trong khoảng thời gian này giá cổ phiếu sẽ giảm, thậm chí giảm về thấp hơn giá mua nên không dám nhận “phần thưởng” này.

Lục Giang
Link gốc

Bình luận (3)

Thằng lều báo ng# thật hay cố tình giả ng# vậy nhỉ?

Esop và phát hành riêng lẻ thì ko bị chiết khấu vào giá cổ phiếu hiện tại. Nếu giá thấp hơn đáng kể giá trên sàn thì làm gì có thằng *** nào không mu...Thêm
06:41
 5
18:03
09:31

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long