Hãy là người đầu tiên thích bài này
'Chứng khoán không còn rẻ, nhưng chưa đủ đắt để quay lưng'

Với P/E dự phóng ở mức 11,54, SHS đánh giá, mặt bằng định giá thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đủ hấp dẫn nếu đặt trong triển vọng tăng trưởng hiện nay.

Trong báo cáo chiến lược mới phát hành, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đánh giá, thị trường chứng khoán đang bước vào “khoảnh khắc thú vị nhất” - thời điểm mà nhà đầu tư ở thế “lấp lửng giữa tham lam và sợ hãi”.

Nhóm phân tích chỉ ra rằng, trong bối cảnh thanh khoản nội vẫn dồi dào nhưng tâm lý phòng thủ đã bão hòa và dòng tiền “nóng” đang tìm cái cớ mới để bẻ lái, định giá chứng khoán đã không còn rẻ, nhưng chưa đủ đắt để quay lưng.

VN-Index phục hồi mạnh mẽ sau “cú sốc” thuế quan

Theo SHS, thị trường chứng khoán Việt Nam đã khép lại nửa đầu năm 2025 với kết quả tănng trưởng tích cực, bất chấp cú sốc thuế quan và những bất ổn địa chính trị, kinh tế trên thế giới. VN-Index phục hồi mạnh mẽ, kết thúc quý II ở mức 1.376,07 điểm, tăng 5,30% so với quý I và 8,63% so với cuối năm 2024.

“So với các thị trường chứng khoán trong khu vực, VN-Index có mức tăng giá tốt khi đã vượt lên vùng giá trước thời điểm áp thuế”, SHS đánh giá.

SHS đánh giá, nửa đầu năm 2025, VN-Index có mức tăng giá tốt so với các thị trường chứng khoán trong khu vực (Nguồn: SHS Research)

Nổi bật trong đà hồi phục là nhóm vốn hoá lớn VN30. Với mức tăng 9,88% trong quý II, đây là động lực chính giúp VN-Index tăng 8,33% so với cuối năm 2024. Trong khi đó, nhóm vốn hoá trung bình VNMID chỉ tăng 4,98% theo tháng, còn nhóm vốn hoá nhỏ VNSML có hiệu suất kém nhất khi chỉ nhích nhẹ 0,27%.

Theo SHS, điều này có thể dẫn đến kỳ vọng rằng, các cổ phiếu nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ có thể tăng giá tốt và thu hút dòng tiền đầu cơ ngắn hạn hơn trong thời gian tới. Nhiều mã trong số này hiện vẫn đang giao dịch dưới vùng giá trước khi bị giảm mạnh do áp thuế.

SHS cũng chỉ ra rằng, đà tăng vượt trội của VN-Index và VN30 trong nửa đầu năm chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng, điện - những nhóm ngành được xem là ít chịu tác động bởi thuế quan. Trong đó, những mã tác động tích cực nhất đến chỉ số chung ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, cụ thể: VIC (+135,8%), VHM (+91,8%), GEE (+248,8%), GEX (+109,5%), TCB (+38,7%).... Ở chiều ngược lại, áp lực giảm điểm đến từ các cổ phiếu công nghệ, dầu khí, bất động sản khu công nghiệp và ngân hàng quốc doanh..., chẳng hạn như: FPT (-21,8%), BSR (-21,6%), BCM (-9,5%), VCB (-6,6%)...

Danh sách cổ phiếu ảnh hưởng nhất đến VN-Index nửa đầu năm 2025.

Về định giá, hệ số P/E của 385 mã cổ phiếu trong VN-Index cuối quý II/2025 ở mức 13, thấp hơn mức trung bình 3 năm (14,7); trung bình 5 năm (16,7) và thấp hơn trung bình toàn thị trường là 14. SHS đánh giá, hệ số P/E, P/B toàn thị trường vẫn ở mức thấp so với trung bình 5 năm. Các chỉ số hiệu quả kinh doanh như ROE, ROA, EPS ở mức tương đối và đang cải thiện tốt so với năm 2024.

Tổng kết nửa đầu năm, SHS đánh giá, sự phục hồi và tăng trưởng tích cực của thị trường chứng khoán trong nửa đầu năm được hỗ trợ bởi 4 yếu tố chính. Thứ nhất là việc tạm hoãn áp thuế và tiến triển tích cực trong đàm phán thương mại. Thứ hai là nền kinh tế, doanh nghiệp duy trì tăng trưởng trong quý I/2025, cùng mặt bằng lãi suất thấp duy trì trong quý II/2025.

Thứ ba là kỳ vọng động lực tăng trưởng mới từ các Nghị quyết 57, 59, 66, 68. Cuối cùng là sự kiện hệ thống giao dịch KRX chính thức đi vào hoạt động, trong bối cảnh nền định giá bắt đầu hấp dẫn hơn sau khi giảm mạnh.

Định giá của VN-Index vẫn khá hấp dẫn

Hiện tại, VN-Index đang ở vùng giá 1.380 điểm, vượt lên vùng giá trước thời điểm khủng hoảng do áp thuế và đứng trước thời điểm mức thuế mới sẽ được áp đặt sau thời gian tạm hoãn. Theo SHS, đặc điểm đáng chú ý nhất của thị trường lúc này là mức định giá không còn rẻ.

“Về xu hướng giá, VN-Index, VN30 đã đi từ trạng thái quá bán về vùng giá rẻ, hỗ trợ tăng trưởng dài hạn trong đầu tháng 4/2025 hướng đến vùng quá mua trong đầu tháng 7/2025. VN30 hiện đang tiến sát vùng 1.500 điểm - mức trung bình trong giai đoạn từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022, khi thị trường tạo đỉnh trước khi điều chỉnh mạnh”, SHS phân tích.

Theo công ty chứng khoán này, trong 6 tháng cuối năm 2025, chỉ số VN30 rất khó có thể vượt lên vùng đỉnh lịch sử năm 2022. VN-Index vì thế cũng được kỳ vọng sẽ vận động theo đúng dự báo mà SHS đưa ra từ đầu năm: hướng đến vùng giá mục tiêu quanh 1.420 điểm.

Tính đến cuối tháng 6/2025, tổng vốn hóa toàn thị trường đạt khoảng 310 tỷ USD, tương đương 65% GDP năm 2024. Đây được xem là mức tương đối hấp dẫn, nếu xét theo triển vọng tăng trưởng quy mô GPD năm 2025 và 2026.

Dù không còn rẻ nhưng mặt bằng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đủ hấp dẫn (Nguồn: SHS Research).

Đáng chú ý, P/E Forward (P/E dự phóng - PV) đang ở mức 11,54, cho thấy mặt bằng định giá vẫn đủ hấp dẫn nếu đặt trong triển vọng tăng trưởng hiện nay.Về định giá, hệ số P/E của VN-Index hiện đạt 14,1, gần bằng mức P/E trung bình 3 năm (14,7) và trung bình 5 năm (16,7). Đáng chú ý, P/E Forward (P/E dự phóng - PV) đang ở mức 11,54, cho thấy mặt bằng định giá vẫn đủ hấp dẫn nếu đặt trong triển vọng tăng trưởng hiện nay.

Định giá thị trường chứng khoán Việt Nam chưa "đắt" hơn nhiều so với các thị trường trong khu vực. (Nguồn: SHS)

SHS cho hay, thị trường hiện đang ở giai đoạn cuối của tiến trình đàm phán thương mại, trong thời gian tạm hoãn áp thuế. Theo đó, các tác động thuế quan có thể sẽ dần phản ánh vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quý III và quý IV/2025. Trong ngắn hạn, thị trường cần thêm thời gian để hấp thụ và phản ánh các yếu tố cơ bản, đặc biệt là báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2025 của các nhóm ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thay đổi thuế quan.

Cũng theo nhóm phân tích của SHS, trong nửa cuối năm 2025, thị trường được kỳ vọng sẽ tiếp tục được dẫn dắt bởi bốn động lực chính.

Trước hết là khả năng hoàn tất đàm phán thương mại với kỳ vọng mức thuế đối ứng được điều chỉnh thấp hơn so với kịch bản ban đầu. Bên cạnh đó, nền kinh tế vĩ mô và khu vực doanh nghiệp vẫn đang duy trì đà tăng trưởng ổn định trong môi trường lãi suất thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn trên thị trường.

Kỳ vọng thứ ba đến từ loạt nghị quyết trọng yếu như 57, 59, 66 và 68. Cuối cùng, thị trường đang hướng tới cơ hội được nâng hạng, một yếu tố có thể tạo ra cú hích đáng kể về thanh khoản và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Link gốc

Bình luận (22)

Múc múc múc
07:42
07:44
kéo vic chấp đ gì
07:54

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long