Hãy là người đầu tiên thích bài này
Chứng khoán APG thoái bớt vốn tại Ladophar và GKM Holdings

Chứng khoán APG đã đăng ký thoái bớt cổ phiếu LDPGKM trong bối cảnh 2 mã này đang trượt dài về đáy.

CTCP Chứng khoán APG (HoSE: APG) mới đây đã bán 2 triệu cp CTCP GKM Holdings (HNX: GKM) từ ngày 25/12/2024-23/01/2025 nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư.
Nếu giao dịch thành công, APG sẽ giảm sở hữu từ 16,076% xuống 9,71% tương đương 3,05 triệu cp) và vẫn là cổ đông lớn của GKM Holdings.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu GKM vừa có đợt lao dốc mạnh từ vùng 40.000 đồng/cp xuống 6.000 đồng/cp, bốc hơi 85% trong hơn 4 tháng qua. Tạm tính theo giá phiên chiều 20/12 là 5.800 đồng/cp, ước tính APG có thể thu về 11,6 tỷ đồng.
Trước đó, vào giữa tháng 6, APG đã mua hơn 1,9 triệu cp GKM để nâng sở hữu lên mức như hiện tại, khi mã này neo ở vùng giá 35.000 đồng/cp.
Như vậy, APG có thể lỗ tới hàng chục tỷ đồng với khoản đầu tư này trong nửa năm qua.
Theo BCTC quý 3/2024, APG còn có khoản đầu tư trái phiếu GKM 44.15 tỷ đồng nằm trong khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM).
Tiếp tục cơ cấu danh mục đầu tư, APG cũng đăng ký bán 1 triệu cp CTCP Dược Lâm Đồng (Ladophar, HNX: LDP) từ ngày 25/12/2024-23/01/2025, nhằm giảm sở hữu từ 18,875% về 11% (1,4 triệu cp) và tiếp tục là cổ đông lớn.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu LDP liên tục giảm sau khi chạm đỉnh 2 năm ở mức 24.500 đồng/cp vào giữa tháng 4. Phiên chiều 20/12, thị giá LDP giao dịch ở mức 10.000 đồng/cp, giảm 60% qua 8 tháng.

Ảnh minh họa 

Công ty cổ phần chứng khoán APG, tiền thân là Công ty cổ phần Chứng khoán An Phát, thành lập năm 2007.

APG có vốn điều lệ hiện hơn 2.230 tỷ đồng; hoạt động trong lĩnh vực môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán...
Năm 2023, Công ty đạt doanh thu từ kinh doanh chứng khoán hơn 264,67 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 140,23 tỷ đồng (năm 2022, lỗ sau thuế hơn 190 tỷ đồng).
Trong quý 3/2024, APG gây bất ngờ với khoản lỗ ròng 148 tỷ đồng, gần bằng mức lỗ kỷ lục thiết lập ở quý 4/2022. Chênh lệch giảm đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL tăng vọt lên 160 tỷ đồng được xác định là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả kinh doanh tiêu cực.
Khoản lỗ quý 3 đã xóa sạch thành quả tích lũy trong nửa đầu năm. Được biết lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của APG đạt hơn 95 tỷ đồng và lãi ròng gần 54 tỷ đồng, tương ứng giảm 49% và 50% so với cùng kỳ.
Quý 3, APG lỗ lũy kế hơn 98 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024, trong khi cùng kỳ năm trước Công ty lãi ròng 102 tỷ đồng.
Như vậy với kế hoạch lãi ròng 239 tỷ đồng cho cả năm 2024, cơ hội hoàn thành mục tiêu này gần như không còn.
Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, nhiều lãnh đạo APG cũng liên tục thoái vốn. Ông Nguyễn Hồ Hưng - Chủ tịch HĐQT APG không còn là cổ đông lớn APG sau khi bán thành công 5 triệu cổ phiếu từ ngày 01 - 04/10/2024. Bên cạnh đó, ông Trần Thiên Hà - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Người phụ trách quản trị Công ty cũng đã bán bớt cổ phiếu APG.

Minh Vy-Link gốc

Bình luận (12)

apg sao đầu tư đâu lỗ đó vậy em. mà về đáy lại mới bán ra. lúc húp thì húp giá 35 🤣
11:59
Quỷ Lệ cắt chim quye lệ r
13:38
13:50

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long