Hãy là người đầu tiên thích bài này
Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: 10 năm nữa các shop online mới có dịch vụ hậu mãi "ngon lành"

"Không ai sẵn sàng chịu rủi ro vài chục triệu để tiết kiệm được vài trăm ngàn, sau đó không biết ai lắp đặt cho mình, sự cố xảy ra thì ai chịu trách nhiệm", Chủ tịch Nguyễn Đức Tài nói về điểm mạnh của Thế Giới Di Động khi cạnh tranh với các shop online.

Ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch Thế Giới Di Động

Tại buổi họp tổng kết tình hình kinh doanh quý 3/2024 với nhà đầu tư của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đánh giá thị trường tăng trưởng khá tích cực trong 10 tháng đầu năm 2024. Dù vẫn còn sớm để đưa ra nhận định về năm 2025, ông cho rằng khả năng cao tình hình sẽ tốt hơn một chút so với 2024.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu MWG tăng 15% so với cùng kỳ, lên mức 99.767 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, tăng hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch cả năm, Tập đoàn đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% chỉ tiêu lợi nhuận.

Một thông tin khác được MWG đưa ra là trong 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu online đạt 7.830 tỷ đồng, chiếm 8% tổng doanh thu của Tập đoàn.

Câu hỏi cổ đông đặt ra cho ông Nguyễn Đức Tài là đánh giá sự cạnh tranh từ kênh thương mại điện tử đối với thị phần của các cửa hàng bán lẻ trực tiếp. Đáp lại, Chủ tịch Thế Giới Di Động chỉ ra rằng cuộc cạnh tranh này đã xuất hiện từ trước đến nay, không phải chuyện mới đây.

“Đối với những sản phẩm giá trị thấp, nghiêng về hàng gia dụng nhỏ, tôi nghĩ kênh online có thể chia sẻ một phần doanh thu của offline. Tuy nhiên, chúng tôi đã vạch chiến lược để có những sản phẩm cạnh tranh ngon lành với kênh online”, ông Tài cho hay.

Đặc biệt, vị Chủ tịch nhấn mạnh trong thời gian tới “sự cạnh tranh bình đẳng” sẽ được tái lập khi ai kinh doanh cũng phải đóng thuế. Ông tin rằng “nếu sân chơi thật sự được san phẳng”, Thế Giới Di Động chắc chắn sẽ tăng trưởng tốt.

“Còn đối với những sản phẩm giá trị lớn, đòi hỏi phải lắp đặt và có dịch vụ hậu mãi tốt, tôi cho rằng đây là sân chơi rất khó với các shop online. Không ai sẵn sàng chịu rủi ro vài chục triệu để tiết kiệm được vài trăm ngàn, sau đó không biết ai lắp đặt cho mình, sự cố xảy ra thì ai chịu trách nhiệm.

Tôi nghĩ cần rất nhiều thời gian để các shop online có thể làm dịch vụ hậu mãi ngon lành. Việc đào tạo được cả ngàn con người đi lắp đặt cho khách hàng, có sự cố sẵn sàng quay lại sửa chữa không phải đơn giản. Chi phí rất khủng khiếp. Tôi cho rằng ngày đó còn nằm trong 10 năm tới”, ông Tài nêu quan điểm.

Cũng tại buổi gặp mặt nhà đầu tư, ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh cho biết hai chuỗi này đang làm việc rất tốt với các hãng để có nhiều sản phẩm đặc quyền. Đáng chú ý, họ đang triển khai phương thức mua trả chậm, giúp khách hàng chia nhỏ các khoản thanh toán để sở hữu sản phẩm với lãi suất gần như 0%, tỷ lệ duyệt rất cao. Ông cho biết đây có thể sẽ là chiến lược dài hạn.

“Mặt khác, sắp tới chúng tôi sẽ triển khai một số dịch vụ vượt trội so với quá khứ, không phải chỉ bán sản phẩm mà còn cả những giá trị cộng thêm”, ông Hiểu Em nhấn mạnh.

Link gốc

Bình luận (42)

Đồ điện tử giờ hết bảo hành là hư, điện thoại thì chưa hư đã đổi. Giờ ngta mua xài chưa kịp hư đã mua cái mới hết rồi a ơi, mua online cho lẹ, cho rẻ, nổ hậu mãi ngon thì về vùng sâu vùng xa mà bán. �...Thêm
14:23
:)  Mày bị ngoo à, nó là nhà bán lẻ chứ có sản xuâtd đâu mà hỏi nó về chất lượng.
10:15
Ngắm nhìn cổ khác tăng m cũng ng u à. Nó chọn nguồn hàng giá rẻ, t qua ch fpt mua có bị lỗi như mua bên nó đâu, bênh nó vừa thôi thằng ng u
10:37

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long