Trên thị trường, cổ phiếu CEE biến động thất thường quanh mức 11.x đồng với các chuỗi phiên tăng trần/giảm sàn đan xen. Mã vẫn ngoài ngoài túi tiền của nhà đầu tư với việc thanh khoản chỉ dao động từ vài nghìn đến 20.000 đơn vị/phiên do cơ cấu cổ đông cô đặc.
HOSE điền thêm tên CEE vào danh sách cổ phiếu bị cắt margin quý III
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa công bố danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý III/2022.
Theo đó, 2 cái tên góp mặt trong danh sách này gồm CEE của CTCP Xây dựng Hạ tầng CII do đây là chứng khoán thuộc diện hủy niêm yết. Mã còn lại thuộc thuộc Quỹ ETF IPAAM VN100 do là quỹ đầu tư đại chúng có tối thiểu một tháng có giá trị tài sản ròng (NAV) tính trên một đơn vị chứng chỉ quỹ FUEIP 100 Quỹ ETF IPAAM VN100 nhỏ hơn mệnh giá căn cứ trên báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng hàng tháng xét trong 3 tháng liên tiếp.
Được biết, Xây dựng Hạ tầng CII là công ty con của CII - mã cũng vừa có tên trong danh sách chứng khoán bị cắt margin quý III/2022. Hồi cuối tháng 4 vừa qua, CEE đã được UBCKNN thông qua quyết định hủy tư cách công ty đại chúng.
Đến ngày 23/6/2022, UBCKNN đã thông qua quyết định hủy niêm yết đối với 41,5 triệu cổ phiếu CEE. Ngày chính thức có hiệu lực là 22/7/2022.
Quyết định của UBCKNN
Trên thị trường, cổ phiếu CEE biến động thất thường quanh mức 11.x đồng với các chuỗi phiên tăng trần/giảm sàn đan xen. Mã vẫn ngoài ngoài túi tiền của nhà đầu tư với việc thanh khoản chỉ dao động từ vài nghìn đến 20.000 đơn vị/phiên do cơ cấu cổ đông cô đặc.
CEE tiền thân là Công ty Đầu tư và Kinh doanh Công trình Giao thông 565, được thành lập vào năm 2000. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các công trình hạ tầng giao thông, nước, công nghiệp, dân dụng. Công ty đã tham gia thi công nhiều công trình trọng điểm như Cầu Sông Lũy tại Bình Thuận, Cầu Phú Bình tại Bình Dương, Cầu Cựa Gà tại Cà Mau, Cầu Sài Gòn 2, các gói thầu của giai đoạn 1 dự án Cấp nước sạch trên địa bàn huyện Củ Chi (TPHCM), dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại Quận 2 (TPHCM).
Về cơ cấu cổ đông, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) là công ty mẹ sở hữu 80% vốn điều lệ tại CEE. CEE cũng là công ty mẹ của Công ty TNHH MTV NBB Quảng Ngãi với tỉ lệ sở hữu 100%.
Về tình hình kinh doanh, kết thúc năm 2021, CEE ghi nhận doanh thu hơn 605 tỷ đồng, giảm 26,89% so với năm trước đó; lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn 3,16 tỷ đồng, giảm tới 88,75%. Với kế hoạch đề ra là doanh thu hơn 1.193 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 68,45 tỷ đồng, năm vừa qua, Công ty mới chỉ hoàn thành 50,71% và 4,62% các mục tiêu.
Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của CEE đạt gần 2.140 tỉ đồng, tăng 31,85% so với thời điểm đầu năm. Trong đó các khoản phải thu ngắn hạn là hơn 1.500 tỉ đồng, tăng 69,1%. Nợ phải trả của CEE cũng tăng 43,24% so với thời điểm đầu năm, đạt gần 1.706 tỷ đồng và chiếm 79,72% tổng nguồn vốn. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 1.016 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với con số hơn 332 tỷ đồng hồi đầu năm; còn vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm 8,55% xuống còn hơn 214 tỷ đồng.
Trước đó ngày 4/7/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã công bố danh sách chứng khoán không đủ điện kiện giao dịch ký quỹ quý III/2022
Danh sách này bao gồm 55 mã trong đó đáng chú ý trong danh sách này có nhiều gương mặt doanh nghiệp lớn hoặc có thanh khoản cổ phiếu cao như VIC của Tập đoàn Vingroup do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021 là số âm, cổ phiếu VOS của CTCP Vận tải Biển Việt Nam - Vosco, TTF của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, CII của Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM, FLC, HAI, HAG, HNG, HHV, HVN,...
Bình luận (4)