Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CEE hiện đang giao dịch ở mức giá 12.150 đồng/cổ phiếu (chốt phiên ngày 28/6). Khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần đây chỉ hơn 3.100 đơn vị/phiên.
Cổ phiếu CEE chính thức huỷ niêm yết trên sàn HOSE từ ngày 22/7
Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa ra quyết định hủy niêm yết với 41,5 triệu cổ phiếu CEE của Xây dựng Hạ tầng CII (HoSE: CEE) do công ty đã hủy tư cách đại chúng. Ngày quyết định có hiệu lực 22/7, ngày giao dịch cuối cùng là 21/7.
Lý do hủy niêm yết là CEE hủy tư cách công ty đại chúng. Việc hủy tư cách công ty đại chúng đã được cổ đông CEE thông qua trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 tổ chức vào ngày 26/04. Sau ngày 22/7, Xây dựng Hạ tầng CII sẽ thực hiện hủy đăng ký chứng khoán CEE tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam theo quy định.
Trước đó, ngày 9/6/2022, OSE đã có văn bản chính thức về việc hủy tư cách công ty đại chúng đối với CTCP Xây dựng Hạ tầng CII (CEE) kể từ ngày 26/04. Theo đó, CEE sẽ hủy tư cách công ty đại chúng, đồng thời hủy niêm yết 39,5 triệu cổ phiếu tại HOSE.
Về nguyên nhân, phía CEE cho biết do cơ cấu cổ đông của Công ty không đáp ứng điều kiện của công ty đại chúng. Cụ thể, theo Luật Chứng khoán, công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp là công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và phải có ít nhất 100 nhà đầu tư không phải cổ đồng lớn, nắm giữ từ 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết trở lên. Nhóm cổ đông thiểu số của CEE chốt tại ngày 15/3/2022 dù có 253 cổ đông nhưng chỉ chiếm tỷ lệ 9,18%, không đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định.
Việc hủy tư cách công ty đại chúng đã được cổ đông CEE thông qua trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 tổ chức vào ngày 26/04.
CEE tiền thân là Công ty Đầu tư và Kinh doanh Công trình Giao thông 565, được thành lập vào năm 2000. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các công trình hạ tầng giao thông, nước, công nghiệp, dân dụng. Công ty đã tham gia thi công nhiều công trình trọng điểm như Cầu Sông Lũy tại Bình Thuận, Cầu Phú Bình tại Bình Dương, Cầu Cựa Gà tại Cà Mau, Cầu Sài Gòn 2, các gói thầu của giai đoạn 1 dự án Cấp nước sạch trên địa bàn huyện Củ Chi (TPHCM), dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại Quận 2 (TPHCM).
Về cơ cấu cổ đông, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) là công ty mẹ sở hữu 80% vốn điều lệ tại CEE. CEE cũng là công ty mẹ của Công ty TNHH MTV NBB Quảng Ngãi với tỉ lệ sở hữu 100%.
Về tình hình kinh doanh, kết thúc năm 2021, CEE ghi nhận doanh thu hơn 605 tỷ đồng, giảm 26,89% so với năm trước đó; lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn 3,16 tỷ đồng, giảm tới 88,75%. Với kế hoạch đề ra là doanh thu hơn 1.193 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 68,45 tỷ đồng, năm vừa qua, Công ty mới chỉ hoàn thành 50,71% và 4,62% các mục tiêu.
Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của CEE đạt gần 2.140 tỉ đồng, tăng 31,85% so với thời điểm đầu năm. Trong đó các khoản phải thu ngắn hạn là hơn 1.500 tỉ đồng, tăng 69,1%. Nợ phải trả của CEE cũng tăng 43,24% so với thời điểm đầu năm, đạt gần 1.706 tỷ đồng và chiếm 79,72% tổng nguồn vốn. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 1.016 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với con số hơn 332 tỷ đồng hồi đầu năm; còn vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm 8,55% xuống còn hơn 214 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CEE hiện đang giao dịch ở mức giá 12.150 đồng/cổ phiếu (chốt phiên ngày 28/6). Khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần đây chỉ hơn 3.100 đơn vị/phiên.
Diễn biến giá cổ phiếu CEE thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Bình luận (7)