Hãy là người đầu tiên thích bài này
Cẩn trọng 'FOMO' cổ phiếu theo sóng thoái vốn

Thoái vốn Nhà nước luôn là câu chuyện thu hút nhà đầu tư quan tâm. Nhiều cổ phiếu có thông tin thoái vốn đã tăng rất mạnh nhưng sau đó cũng giảm rất sâu.

Nhiều cổ phiếu tăng nóng khi có thông tin thoái vốn Nhà nước. Ảnh minh họa: Pixabay

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến lình xình, dòng tiền thận trọng thì những cổ phiếu có câu chuyện riêng luôn thu hút hơn, đặc biệt là những cổ phiếu có thông tin thoái vốn Nhà nước. Bởi khi Nhà nước thoái vốn thường đi kèm với việc giao dịch lô lớn, giá thỏa thuận cao hơn giá thị trường. Đồng thời, Nhà nước rút vốn tạo điều kiện cho tư nhân tham gia thì doanh nghiệp có thể có sự chuyển mình sau đó.

Trong giai đoạn 2016 – 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một con sóng lớn mang tên thoái vốn Nhà nước. Ở thời điểm nay, hàng loạt thương vụ thoái vốn lớn như Sabeco, Vinamilk, Vinaconex… giúp Việt Nam thu hút hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn ngoại. Do vậy, “thoái vốn Nhà nước” trở thành từ khóa thu hút nhà đầu tư quan tâm.

Hoạt động thoái vốn đã trầm lắng nhiều năm qua nhưng đến cuối năm 2024 sôi động trở lại, nhiều cổ phiếu tăng nóng sau thông tin thoái vốn Nhà nước. Vào cuối tháng 11/2024, Tổng công ty Thép Việt Nam – VNSteel (mã: TVN) phát đi thông báo đấu giá bán 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa -VNSteel (mã: VCA). Tại thời điểm đó, cổ phiếu VCA chỉ được giao dịch quanh 8.000 - 9.000 đồng/cp trong suốt thời gian dài nhưng mức giá Thép Việt Nam đưa ra để chào bán là không thấp hơn 24.158 đồng/cp. Sau thông tin này, cổ phiếu VCA đã có nhiều phiên tăng trần liên tục để lên vùng 16.400 đồng/cp.

Trước đó, Tổng công ty Thép Việt Nam cũng phát đi thông báo bán toàn bộ 2,2 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần RedstarCera (mã: TRT), tương đương 20,05% vốn. Giá khởi điểm 57.350 đồng/cp, gấp 4,4 lần giá cổ phiếu TRT tại thời điểm đó. Sau thông tin này, mã chứng khoán TRT cũng có nhiều phiên tăng trần liên tiếp để lên vùng 23.800 đồng/cp, tức gần gấp đôi chỉ trong chưa đầy 1 tháng.

Hay cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long cũng có giai đoạn tăng giá rất mạnh từ vùng 7.000 đồng/cp lên 14.900 đồng/cp chỉ trong nửa đầu tháng 12/2024. Đi cùng với diễn biến này là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thực hiện bán đấu giá 10,5 triệu cổ phiếu TTL, tương đương hơn 25% vốn công ty với giá khởi điểm 222,6 tỷ đồng cả lô, tương đương 21.200 đồng/cp.

Nhà đầu tư nhỏ lẻ FOMO khó kiếm lời

Tuy nhiên, nhìn lại, cả 3 cổ phiếu trên đều đã giảm giá rất sâu sau giai đoạn tăng nóng nên nhà đầu tư cần có sự cẩn trọng nhất định khi “đu” theo. Hiện, TTL về lại vùng 9.500 đồng/cp, VCA về 10.800 đồng/cp và TRT xuống 15.000 đồng/cp.

Mặc khác, phân tích kỹ hơn, thực tế cổ phiếu TTL, VCA hay TRT đều gần như không có thanh khoản. Trong chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp nửa đầu tháng 12/2024 từ 7.900 đồng/cp lên 14.900 đồng/cp, cổ phiếu của Tổng công ty Thăng Long ghi nhận khối lượng giao dịch chỉ vài nghìn đơn vị mỗi phiên, còn trước đó là gần như không giao dịch. Đến phiên đạt đỉnh 14.900 đồng/cp, mã chứng khoán này “nổ” khối lượng với 254.200 đơn vị thì bắt đầu đi xuống. Đồng thời, thanh khoản cũng dần mất hút, phiên ngày 8/1 chỉ khớp lệnh 4.300 đơn vị.

Diễn biến tương tự cũng được ghi nhận tại cổ phiếu VCA. Đa phần không có giao dịch nhưng đến cuối tháng 11/2024 thì bắt đầu khớp lệnh vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đơn vị mỗi phiên. Tại thời điểm đạt đỉnh vùng 16.400 đồng/cp – 17.600 đồng/cp, VCA “nổ” khối lượng khớp lệnh lên 263.500 – 340.000 đơn vị. Sau đó, cổ phiếu này lao dốc và thanh khoản cũng giảm sút, phiên ngày 8/1 chỉ đạt 4.300 đơn vị.

Diễn biến này cho thấy có một lượng lớn cổ phiếu thuộc các nhà đầu tư sở hữu từ trước giai đoạn tăng nóng thoát hàng thành công giá cao, trong khi lượng nhà đầu tư mới tham gia vào đang phải ôm lỗ. Việc thanh khoản quá thấp sẽ khiến nhà đầu tư khi mua sẽ phải đặt mức giá cao, thậm chí trần mới khớp được và khi bán cũng phải chấp nhận bán giá thấp hoặc giá sàn.

Mặt khác, thoái vốn là ý chí của tổ chức sở hữu nhưng có thoái được hay không phù thuộc thị trường, tiềm năng doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của VNSteel Vicasa đã đi xuống trong 2 năm 2022 – 2023, đến 9 tháng đầu năm 2024 lỗ nhẹ. Còn RedstarCera báo lỗ đậm gần 34 tỷ đồng năm 2023.

Mới đây, Tổng công ty Thép Việt Nam công bố chưa thể bán 2,2 triệu cổ phiếu TRT từ 15/11/2024 đến 13/12/2024 do thanh khoản cổ phiếu thấp. Đây không phải là lần đầu VNSteel bán RedstarCera không thành công, lần gần nhất là năm 2022. Với Thép Vicasa - VNSteel, tổng công ty sẽ thực hiện đấu giá bán qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, dự kiến hoàn tất trong quý I/2025.

Đối với Tổng công ty Thăng Long, SCIC đã bán thành công 10,5 triệu cổ phiếu cho một nhà đầu tư cá nhân trong nước sau phiên đấu giá ngày 26/12. Dù vậy, sau khi thông tin được công bố, mã chứng khoán TTL tiếp tục giảm sâu hơn, từ 12.000 đồng/cp xuống 9.800 đồng/cp.

Tổng công ty Thăng Long là nhà thầu xây dựng với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm nhưng lợi nhuận chỉ vài tỷ hoặc vài chục tỷ đồng. Trong 9 tháng 2024, doanh thu tăng hơn 36% lên 1.364 tỷ đồng nhưng biên lợi nhuận gộp giảm, lãi sau thuế giảm 42% xuống 10,7 tỷ đồng.

Ngân Hà-Link gốc

Bình luận (4)

Lồn cặcccccc
12:09
Sóng gì cũng biết sóng gì cũng hay. Có biết sóng gió , sóng ánh sáng , sóng âm ko
12:24
Rồi có thằng nào kiểm tra - giám sát, làm luật những trường hợp này ko?
12:58

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long