Hãy là người đầu tiên thích bài này
BVB: Ngân hàng Bản Việt tăng cường huy động vốn

Năm 2023, BVBank thay đổi nhận diện thương hiệu và tăng vốn mạnh từ 3.671 tỷ lên 5.016 tỷ. Năm nay, ngân hàng sẽ tăng tiếp lên 6.408 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Bản Việt – BVBank (mã: BVB) thông báo chào bán 1.500 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Trái phiếu có kỳ hạn 6 năm, trả lãi hàng năm, lãi suất cố định năm đầu 7,9%/năm.

Mục tiêu phát hành trái phiếu nhằm tăng cường nguồn vốn trung dài hạn, phục vụ hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng, thỏa mãn các điều kiện bổ sung vốn cấp 2 theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời, BVBank cũng vừa được NHNN chấp thuận cho tăng vốn tối đa thêm 1.391 tỷ đồng lên 6.407 tỷ đồng qua thưởng cho cổ đông tỷ lệ 10%, phát hành gần 69 triệu cổ phiếu ra công chúng tỷ lệ 8:1, chào bán ESOP 20 triệu cổ phiếu.

Ngân hàng đang tiến hành thưởng cổ phiếu cho cổ đông, ngày 16/8 là ngày đăng ký cuối cùng. Số lượng cổ phiếu phát hành thêm 50,16 triệu đơn vị.

Ngân hàng Bản Việt tiền thân là Ngân hàng TMCP Gia Định, thành lập từ 1992. BVBank có bước phát triển mạnh giai đoạn 2008 – 2011 khi tăng vốn mạnh từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng. Năm 2011 cũng là năm bước ngoặt khi ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bản Việt – Viet Capital Bank. Sau đó, BVBank tập trung vào mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hướng tới khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa, nhỏ; đẩy nhanh tiến trình số hóa.

Sau hơn 12 năm gần như đứng chựng lại, đến năm 2023, BVBank xúc tiến lại kế hoạch tăng vốn từ 3.671 tỷ lên 5.016 tỷ - thuộc nhóm ngân hàng quy mô nhỏ trên thị trường. Đồng thời, cũng trong năm này, ngân hàng một lần nữa thay đổi logo và nhận diện thương hiệu thành BVBank.

Ông Lê Anh Tài, Chủ tịch HĐQT cho biết năm 2024 là năm đầu tiên trong giai đoạn phát triển tiếp theo của BVBank, cũng là năm đầu tiên hoạt động với nhận diện thương hiệu mới. Ngân hàng duy trì đẩy mạnh mô hình bán lẻ, tập trung vào khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Quy mô kinh doanh của BVBank đang được mở rộng. Tính đến 30/6, ngân hàng có 126 điểm kinh doanh, tăng thêm 10 điểm so với đầu năm và tăng thêm 38 điểm so với đầu năm 2022.

Về kết quả kinh doanh, nửa đầu năm, ngân hàng báo cáo lợi nhuận gấp 3,8 lần lên 121,5 tỷ đồng, riêng quý II gấp 6 lần lên 66 tỷ đồng. Động lực đến từ thu nhập lãi thuần tăng 57% lên 1.022 tỷ đồng trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng 9%. Tuy nhiên, phải nhìn nhận là lợi nhuận năm 2023 của BVBank về mức thấp nhất trong vòng 6 năm khi đạt 57 tỷ đồng, giảm 84% so với 2022.

Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu đang gia tăng. Năm 2022, tỷ lệ nợ xấu chỉ 2,79% - trong chuẩn quy định. Tuy nhiên, sang năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 3,3% và đến nửa đầu năm nay tăng lên 3,77% (mức chuẩn quy định là dưới 3%). Nợ có khả năng mất vốn tăng từ 1.019 tỷ đồng đầu năm lên 1.260 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6.

Tại cuối quý II, tổng tài sản BVBank đạt gần 91.000 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Cho vay khách hàng 59.589 tỷ đồng, tăng 3,1%.

Lãnh đạo và đối tượng liên quan nắm 20% vốn

Theo công bố về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của Ngân hàng Bản Việt – BVBank (mã: BVB), có 9 cổ đông cá nhân và người liên quan sở hữu trên 1% vốn. Tổng sở hữu của 9 nhà đầu tư sở hữu trên 1% vốn cùng người có liên quan lên đến 20%. Và đó đều là các lãnh đạo của nhà băng này.

Riêng bà Nguyễn Thanh Phượng, Phó Chủ tịch HĐQT sở hữu 22,9 triệu cổ phiếu, tương đương 4,56% vốn BVBank. Bà Phượng là doanh nhân nổi tiếng trên thị trường chứng khoán, tên tuổi gắn liền với Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap – đơn vị tư vấn huy động vốn cho loạt doanh nghiệp lớn như Masan Group, PNJ… Ngoài ra, bà còn làm Chủ tịch của Công ty cổ phần Quản lý quỹ ĐTCK Bản Việt, Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Bất động sản Bản Việt, Công ty TNHH Pheoniex Holdings, Công ty cổ phần Good day Hospitality.

Ông Lê Anh Tài, Chủ tịch HĐQT nắm 14,4 triệu cổ phiếu, chiếm 2,86% vốn. Vợ ông Tài – bà Huỳnh Thanh Phương nắm 230 cổ phiếu BVB. Chủ tịch BVBank sinh năm 1972, trở thành người dẫn dắt nhà băng từ 2012. Trước đó, ông Tài đã kênh qua nhiều ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Tân Việt, Ngân hàng TMCP Á Châu, BIDV, Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, Ngân hàng Kiên Long, Ngân hàng Việt Hoa.

Tường Như-Link gốc

Bình luận (3)

Có biến gì mà lên bài liên tục vậy? Trần 5 phiên mới tin!!!
16:26
Uy Nhac có lẽ sắp trần rồi toan tin tốt hihi
18:08
 1
Uy Nhac thì bán giấy mà. Cp bạn mua sẽ bị chỉnh giá đấy. Lúc bán còn lõm 5%. Tcb bán giấy xong phá đáy luôn. Nhắm chịu được thì hẵn mua hưởng quyền nhé bạn. Gặp phải chủ tịt tham bán xong buông là khổ đấy. Ch...Thêm
14:00
 1

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long