Hãy là người đầu tiên thích bài này
ASM: Lợi nhuận giảm, nợ vay gần chạm ngưỡng 11.000 tỷ đồng

 Hiện tại, Tập đoàn Sao Mai của ông Lê Thanh Thuấn đang có loạt động thái đẩy mạnh mảng bất động sản và năng lượng tái tạo. Các dự án của Sao Mai đều có vốn đầu tư khủng lên tới nghìn tỷ đồng. Theo đó, nhu cầu nguồn vốn của Công ty là rất lớn. Tuy nhiên, vay nợ của Tập đoàn này đang ở con số rất lớn, lên tới gần 11.000 tỷ đồng.

Cổ đông lớn tập trung vào người nhà ông Lê Thanh Thuấn

Tập đoàn Sao Mai thành lập năm 1997, hoạt động đa ngành gồm: Thủy sản, bất động sản, điện gió, sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng…Hiện vốn điều lệ của Tập đoàn ở mức gần 3.365.3 tỷ đồng, trong đó có 6 cổ đông lớn. Chiếm nhiều nhất là ông Lê Thanh Thuấn, cựu Tổng Giám đốc ASM (miễn nhiệm ngày 20/04/2023) - anh trai Chủ tịch HĐQT Lê Văn Thành, đang nắm gần 65 triệu cp (19,31% vốn điều lệ).

Tiếp theo là Tổng Giám đốc Lê Tuấn Anh, con trai ông Thuấn, nắm gần 38 triệu cp (11,26% vốn điều lệ). Ngoài ra còn có Quỹ Pyn Elite đang nắm hơn 37 triệu cp, chiếm hơn 11% vốn. Và sau đó, các cổ đông lớn còn lại của ASM đều là người thân của ông Thuấn: bà Võ Thị Thanh Tâm – vợ ông Thuấn nắm 5,20%, hai người con ruột khác của ông Thuấn là Lê Thị Nguyệt Thu nắm 5,33%, Lê Thị Thiên Trang nắm 5,14%.

Bên cạnh đó, anh trai ông Thuấn – ông Lê Văn Thông sở hữu 0,21% cổ phần, bà Lê Thị Thúy (em gái) giữ 0,06%, ông Lê Văn Thủy (em trai) giữ 0,50%, ông Lê Văn Chung (em trai) giữ 0,79%, ông Lê Văn Thành (em trai) giữ 0,29% cổ phần ASM.

Hầu hết các cổ đông lớn của ASM đều là người thân trong gia đình ông Lê Thanh Thuấn.

Về tình hình kinh doanh, dữ liệu cho thấy, giai đoạn 2016-2017, doanh thu thuần Sao Mai Group cao nhất chỉ đạt trên 2.100 tỷ đồng.

Đến năm 2018, kết quả kinh doanh của Sao Mai Group tăng đột biến khi doanh thu vọt lên 8.887,1 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.197,8 tỷ đồng lần lượt tăng 323% và 614% so với năm 2017. Được biết, trong năm 2018, Sao Mai Group đã đầu tư vào Nhà máy điện mặt trời Sao Mai với tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng.

Năm 2021, dù vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch, song tình hình kinh doanh của Sao Mai cũng khá khởi sắc. Doanh thu thuần giảm 8% về 11.397,9 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng 22,8% lên 703,9 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Sao Mai (tỷ đồng). Đồ họa: Nhị Hà

Năm 2022-2023, ASM đều có lãi trăm tỷ, nhưng thực chất năm 2023 đạt kết quả thấp nhất kể từ 2018. Trong đó, doanh thu 2023 đạt gần 12.000 tỷ đồng, giảm 13% so với năm trước; lãi ròng chỉ 195 tỷ đồng; rơi tới gần 69% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân do hoạt động kinh doanh mảng bất động sản, mảng thương mại thức ăn cá và xuất khẩu cá tra đi lùi.

Được biết, trong năm 2023 là giai đoạn chuyển giao quyền lực của Tập đoàn Sao Mai. Cụ thể, ông Lê Thanh Thuấn rời vị trí CEO ASM và con trai ông là Lê Tuấn Anh thay thế. ASM cũng có Chủ tịch HĐQT mới là Lê Văn Thành - em trai ông Thuấn.

Lợi nhuận giảm, mỗi ngày trả 1,6 tỷ đồng lãi vay

Hiện Tập đoàn Sao Mai (ASM) chưa công bố tình hình kinh doanh quý II/2024. Kết thúc quý I/2024, báo cáo tài chính ASM cho biết, doanh thu và lợi nhuận gộp đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, trong quý vừa qua, doanh thu thuần hợp nhất của Sao Mai Group đã giảm 16,5% so với quý I/204, với việc giảm đồng thời ở một loạt mảng kinh doanh chính như xuất khẩu cá giảm 20,5%, thương mại giảm gần 10%, mảng thức ăn cá giảm tới 31,6%.

Nợ vay của Tập đoàn Sao Mai có xu hướng tăng. Đồ họa: Nhị Hà

Giá vốn hàng bán ở mức 2.228 tỷ đồng, lãi gộp kỳ này đạt 320,6 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ.

Đối với hoạt động tài chính, doanh thu tài chính kỳ này biến động không đáng kể ở mức 29,3 tỷ đồng; chi phí tài chính ở mức hơn 151 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay gần 148 tỷ đồng (tương ứng mỗi ngày phải trả hơn 1,6 tỷ đồng tiền lãi), giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong bối cảnh đó, hoạt động khác giảm hơn 18% xuống 2,5 tỷ đồng. Kết quả, Tập đoàn Sao Mai báo lãi sau thuế đạt 75,6 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Tại Đại hội cổ đông thường niên 2024, Sao Mai đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất năm 2024 đạt 14.222 tỷ đồng và tổng lợi nhuận sau thuế đạt 800 tỷ đồng. Như vậy, hết quý I/2024, Tập đoàn Sao Mai mới đạt 9,45% mục tiêu lợi nhuận năm.

Tập đoàn này đang có loạt động thái đẩy mạnh mảng bất động sản và năng lượng tái tạo. Đáng chú ý, Tập đoàn Sao Mai đang tập trung phát triển loạt dự án Khu đô thị mới Sao Mai tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa với quy mô hơn 43 ha, có tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thiện trong 2 năm tới. Tập đoàn kỳ vọng kết quả kinh doanh mảng bất động sản sẽ bứt phá mạnh trong thời gian tới.

Trước đó, Tập đoàn Sao Mai cũng đầu tư loạt dự án quy mô lớn tại tỉnh Thanh Hóa như dự án Resort Sao Mai (quy mô 100 ha) tại huyện Thọ Xuân với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng; Khu đô thị Sao Mai (quy mô 52 ha) tại huyện Triệu Sơn với mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng…

Ngoài ra, tập đoàn này cũng cho biết sẽ đẩy mạnh mảng năng lượng tái tạo với mục tiêu nâng doanh thu mảng này lên gấp đôi, vượt mức 1.000 tỷ đồng/năm trong thời gian tới với trọng tâm là phát triển mới các dự án điện mặt trời và điện gió. Theo đó, nhu cầu nguồn vốn của Công ty là rất lớn.

Hiện nay, Tập đoàn Sao Mai đang khai thác 2 Nhà máy Điện mặt trời An Hảo (210 Mwp) tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và Nhà máy Điện mặt trời Euriplast Long An (50 Mwp) tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

Mới đây, Tập đoàn Sao Mai đã nộp hồ sơ đề nghị thực hiện dự án Nhà máy điện gió V1-1 giai đoạn 2 và Nhà máy điện gió số 3 (vị trí V3-8) tại thị xã Duyên Hải, Trà Vinh. Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch Hội đồng sáng lập và phát triển Tập đoàn Sao Mai, chia sẻ rằng qua việc tìm hiểu các lĩnh vực kêu gọi đầu tư và chính sách hỗ trợ của tỉnh Trà Vinh, Sao Mai mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại địa phương này. Trong thời gian tới, tập đoàn sẽ cử đoàn công tác đến nghiên cứu và khảo sát một số lĩnh vực tiềm năng tại Trà Vinh và hy vọng nhận được sự hỗ trợ từ các sở, ngành của tỉnh. Ông Thuấn nhấn mạnh, Sao Mai sẽ phấn đấu trở thành nhà đầu tư chiến lược của Trà Vinh.

Việc đẩy mạnh đầu tư, trong đó trọng tâm là mảng năng lượng tái tạo cũng khiến nợ vay của Công ty gia tăng trong những năm qua. Tổng nợ phải trả của Sao Mai trong quý I là 12.386 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trên vốn chủ sở hữu là 1,57 lần. Trong cơ cấu nguồn tài trợ, nợ vay ở mức gần 10.700 tỷ đồng, chiếm gần 53% cơ cấu nguồn vốn. Nợ vay lớn khiến chi phí lãi vay trong 3 tháng của năm của Tập đoàn Sao Mai là 147,7 tỷ đồng, chiếm 97,6% chi phí tài chính. Chi phí lãi vay cao gây áp lực lên lợi nhuận của ASM.

Như vậy, hiện ASM đang đầu tư mạnh vào bất động sản và năng lượng tái tạo với nhiều dự án quy mô lớn. Mặc dù các dự án này có thể mang lại doanh thu lớn trong tương lai, nhưng nếu rủi ro, chúng sẽ tạo ra gánh nặng tài chính đáng kể cho Tập đoàn.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai Lê Tuấn Anh được kỳ vọng sẽ tạo ra những bước tăng trưởng đột phá cho Tập đoàn. Năm 2022-2023, ASM đều có lãi trăm tỷ, nhưng thực chất năm 2023 đạt kết quả thấp nhất kể từ 2018. Trong đó, doanh thu 2023 đạt gần 12.000 tỷ đồng, giảm 13% so với năm trước; lãi ròng chỉ 195 tỷ đồng; rơi tới gần 69% so với cùng kỳ. Đây cũng là giai đoạn chuyển giao quyền lực tại ASM. Ông Lê Tuấn Anh dù còn khá trẻ tuổi nhưng sở hữu khối tài sản không kém gì cha mình. Ở bài tiếp, Thị trường Tài chính sẽ giới thiệu về chân dung Tổng Giám đốc ASM Lê Tuấn Anh.

Nhị Hà-Link gốc

Bình luận (14)

ASM hiện đã vào nhịp điều chỉnh. Robot cơ sở của team đã báo bán ASM giá 10.35 ( phiên qua ngày 17/07/2024 ) và hiện đang đứng ngoài với mã này ( tránh đc đoạn giảm 3.4% với ASM).

Anh/chị kẹp ASM qua...Thêm
16:18
clmm hoa thanh quế.
16:28
 1
16:32

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long