Ngày 17/6/2024, Quốc hội đã nghe tờ trình về sửa đổi Luật Thuế GTGT do Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Chính phủ trình bày. Theo nội dung tờ trình Chính phủ đề xuất đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT ở mức 5%.
Ngày 17/10/2024, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã phối hợp với Trường Đại học Ngoại thương Việt Nam tổ chức “Tọa đàm tham vấn ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón”.
Theo đó, sau 9 năm triển khai thực hiện việc chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng áp dụng thuế GTGT 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT đã nảy sinh một số bất cập ảnh hưởng đến ngành sản xuất phân bón trong nước, sụt giảm dự án đầu tư mới nhằm đổi mới công nghệ sản xuất phân bón và sản xuất các loại phân bón thế hệ mới, phân bón hiệu suất cao.
Ông Lê Anh Tuấn - Kế toán trưởng Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc chia sẻ: "Nhiều năm nay, Đạm Hà Bắc triền miên lỗ và sản xuất kinh doanh vô cùng khó khăn. Do không thuộc đối tượng chịu thuế VAT, doanh nghiệp không được hoàn thuế đầu vào khiến chi phí sản xuất đội lên, trong khi đó doanh nghiệp không thể áp giá bán cao vì như vậy sẽ không cạnh tranh với giá phân bón nhập khẩu, người nông dân không mua hàng.
Doanh nghiệp cũng không dám đầu tư vì toàn bộ phần thuế giá trị gia tăng hạch toán vào tổng mức đầu tư, không được hoàn thuế khiến chi phí đội lên rất nhiều. Mỗi năm, tổng số tiền mà doanh nghiệp gánh chịu thêm do chính sách thuế hiện hành với phân bón lên tới 250 tỷ đồng."
Ông Nguyễn Văn Thứ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm G.C (G.C Food) cũng cho rằng: "Doanh nghiệp mong muốn có thuế VAT đầu vào và đầu ra cho mặt hàng phân bón để tránh cơ chế 2 giá cho cùng mặt hàng. Giá người nông dân mua hàng không có thuế VAT trong khi doanh nghiệp mua lại có thuế, dẫn đến sự không đồng nhất trong chính sách thuế.
Ông Thứ cho biết thêm, "Doanh nghiệp nông nghiệp mua hàng chịu thuế, nông dân không chịu thuế, doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ hình thành 2 cơ cấu giá bán, trong đó người nông dân phải chịu mua giá bất lợi hơn để bảo đảm bù đắp lợi nhuận của họ.
Bởi doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp mua phân bón được tính VAT, còn người nông dân thì không. Trong khi đó, doanh nghiệp và người nông dân đều mua phân bón để phục vụ sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm nông nghiệp để bán lại."
Ngày 17/6/2024, Quốc hội đã nghe tờ trình về sửa đổi Luật Thuế GTGT do Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Chính phủ trình bày. Theo nội dung tờ trình Chính phủ đề xuất đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT ở mức 5%.
Phân tích định lượng ảnh hưởng của việc áp thuế GTGT 5% đến giá phân bón (Thực hiện: Nhóm chuyên gia của Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam)
Dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính niêm yết của 9 công ty phân bón gồm đại diện của các chủng loại phân bón (urea, DAP, lân, NPK, bao gồm Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ, Đạm Hà Bắc, DAP Hải Phòng, Phân bón Bình Điền, Supe Lâm Thao, Phân lân Văn Điển, Phân lân Ninh Bình, Phân bón miền Nam) chiếm thị phần 57% tổng sản lượng tiêu thụ trong nước, nhóm chuyên gia phân tích định lượng của Dự án Tăng cường Năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC) đã tính toán ra rằng tỷ trọng giá vốn/doanh thu sản xuất phân bón sẽ giảm khi điều chỉnh mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT.
Theo đó, tỷ trọng giá vốn/doanh thu giảm là do thay đổi cách hạch toán kế toán, doanh nghiệp được bóc tách phần thuế GTGT đầu vào ra khỏi chi phí đầu vào sản xuất. Cụ thể như sau:
Khi phân bón là đối tượng không chịu thuế GTGT, giá vốn bao gồm cả phần thuế GTGT đầu vào: Tỷ trọng giá vốn/doanh thu là 78%.
Khi phân bón là đối tượng chịu thuế GTGT, giá vốn được bóc tách phần thuế GTGT đầu vào): Tỷ trọng giá vốn/doanh thu chỉ còn khoảng 71-73% (tùy từng loại phân bón).
Với điều kiện doanh nghiệp phân bón giữ nguyên biên độ lợi nhuận hiện tại, giá bán phân bón sản xuất trong nước sẽ giảm do giá vốn giảm do phần thuế GTGT đầu vào được bóc tách ra khỏi giá vốn.
Bình luận (11)