Hãy là người đầu tiên thích bài này
20 doanh nghiệp lỗ lớn nhất quý 1/2025: Bất động sản áp đảo, 3 doanh nghiệp lỗ trăm tỷ

Doanh nghiệp có mức lỗ gây bất ngờ nhất quý này là Cảng Phước An (PAP) với lỗ trước thuế 123 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ chỉ gần 1,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh những gam màu sáng về lợi nhuận và tăng trưởng, bức tranh kinh doanh Quý 1/2025 cũng cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với khó khăn khi ghi nhận các khoản lỗ đáng kể.

Đứng đầu về mức lỗ trước thuế trong quý đầu năm là Masan High-Tech Materials (MSR) với mức lỗ trước thuế 216 tỷ đồng. Dù vậy, mức lỗ đã cải thiện đáng kể so với khoản lỗ lên tới 754 tỷ đồng của quý 1/2024. Nếu tính lợi nhuận sau thuế, đây đã là quý lỗ thứ 8 liên tiếp của MSR.

Đứng thứ 2 là Cảng Phước An (PAP) báo lỗ trước thuế 123 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ chỉ gần 1,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. 

Cuối năm 2024, cơ quan quản lý nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển cầu cảng số 5 và 6 thuộc bến cảng Phước An. Công ty đã chính thức đưa phân kỳ 1 của dự án vào khai thác.

Việc này giúp Cảng Phước An mở rộng cơ hội hạch toán doanh thu, nhưng Công ty phải hạch toán hai chi phí cố định, đáng chú ý là chi phí lãi vay tài trợ cho việc đầu tư phân kỳ 1 và chi phí khấu hao cho phân kỳ 1 đã chính thức vận hành.

Theo báo cáo tài chính quý 1/2025, Cảng Phước An ghi nhận doanh thu thuần gần 13,7 tỷ đồng nhưng giá vốn hàng bán lên tới 66,8 tỷ đồng và chi phí tài chính 62,8 tỷ đồng.

Doanh nghiệp còn lại có mức lỗ trên 100 tỷ là Tập đoàn Novaland (NVL) với mức lỗ trước thuế 122 tỷ đồng. Tương tự MSR, đây cũng là sự cải thiện so với khoản lỗ 214 tỷ đồng của quý 1/2024.

Bất động sản là nhóm ngành có số doanh nghiệp nằm trong top lỗ lớn nhất quý 1/2025 nhiều nhất với 4 doanh nghiệp. Ngoại trừ Novaland còn có DIC Group (DIG), OGC Group (OGC) và Vinahud (VHD). 

Nhóm chứng khoán có 3 đại diện là SBS lỗ 42 tỷ đồng, Chứng khoán APEC lỗ 31 tỷ đồng và Chứng khoán TVSI lỗ 21 tỷ đồng.

Nhóm thép có 2 đại diện là Gang thép Cao Bằng (CBI) lỗ 51 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 1 tỷ và Đại Thiên Lộc lỗ 31 tỷ đồng.

Nhóm vận tải biển cũng có 2 đại diện là Vosco lỗ trước thuế 54 tỷ đồng và Nosco lỗ trước thuế 37 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn đại diện của các ngành nông nghiệp (HAGL Agrico ở vị trí thứ 4 lỗ trước thuế 84 tỷ đồng), đầu tư (Trí Việt lỗ 42 tỷ đồng), điện (Khánh Hòa Power lỗ 30 tỷ đồng), VLXD(Bút Sơn, Taicera), nước (Nước Sông Đà), F&B (Chương Dương Beco).

Lịch Thiệp-Link gốc

Bình luận

Chưa có bình luận
Hãy là người đầu tiên bình luận cho bài viết này.

FIREANT MEDIA AND DIGITAL SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Giấy phép MXH số 251/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 23/05/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Long